Kiến Thức

ĐỐN GIÁO 15: TÔN GIÁO ỨNG DỤNG


Chúng ta tìm kiếm tri thức để làm gì nếu chẳng phải vì mục đích để nâng cấp cuộc sống của con người. Cũng như thế, chúng ta tìm hiểu và theo tôn giáo để làm gì nếu chẳng vì mong muốn tìm kiếm hạnh phúc cho mình. Vậy thì một câu hỏi sát thực tế nhất cần phải đặt ra là tôn giáo hay kiến thức tôn giáo sẽ giúp ích được gì trong cuộc sống thực của chúng ta? 

Khoa học cơ bản, triết học hàn lâm hay tôn giáo lý thuyết rất cần để làm cơ sở trong lý luận tinh thần của chúng ta. Tìm hiểu những vấn đề cao cấp này đòi hỏi phải xuất hiện những người đặc biệt cao cấp, thường dành cho giới học giả nghiên cứu và nhà tu hành chuyên nghiệp.   

Còn với đa số những con người bình thường chúng ta thì viêc tìm hiểu về tứ diệu đế, về bát chánh đạo, về thập nhị nhân duyên, về tính không, về vô ngã và bản ngã… để biết cách ứng dụng những cái đó vào cuộc sống của mình như thế nào để mang lại thỏa mãn về vật chất và tinh thần, mang đến sức khỏe và tài sản… sẽ thực tế hơn là chỉ biết để đi dạy lý thuyết, để tranh luận hoặc tán gẫu? Một khi chúng ta biết cách vận dụng lý thuyết vào cuộc sống thực thì đó gọi là tôn giáo ứng dụng hay tôn giáo nhập thế (gian)

Đây là cách đặt vấn đề đã xưa cũ nhưng vẫn còn rất mới cho đến ngày hôm nay. Bởi vì để “hạ cấp” lý thuyết cao siêu vào thực tế bình thường là điều rất khó khăn nên không có nhiều người có thể làm được. Các đạo sư dù đã có trình độ tôn giáo lý thuyết nhất định nhưng lại thường bị “mắc kẹt” trong khuynh hướng tư duy được áp đặt bởi kinh sách tôn giáo, bởi thầy của mình và thường là thiếu kinh nghiệm thực tế nên việc giải bài toán nan giải này kết quả vẫn còn khá hạn chế. Còn các cư sĩ dù nhiều người khá uyên thâm về tri thức tôn giáo cùng kinh nghiệm sống thực tế nhưng lại cũng hay mải mê làm chuyện của mình ngoài xã hội nên cũng không có thời gian chú tâm tư duy nhiều về vấn đề này. Do đó tôn giáo chỉ mới tác động chủ yếu tới hệ thống tinh thần và đạo đức mà chưa vươn tới các vấn đề xã hội thực khác, ví dụ như chấm dứt chiến tranh, dịch bệnh, chính trị, làm kinh tế…  

Chúng ta bảo rằng Thượng đế tạo ra mọi thứ, Phật thấy mọi việc nhưng làm sao biết cách cầu  giúp cho  chúng ta khi thất nghiệp và chết vì dịch Covid hiện nay. Nếu chúng ta phải chết vì nhiễm vi rút Corona thì liệu đây là số phận của chúng ta chăng, khi mà hoàn toàn chúng ta có thể tự tránh chúng bằng thực hành cách ly cộng đồng và đeo khẩu trang nghiêm túc. Đây là hình ảnh trái ngược thực tế đang được chứng minh tại nước Mỹ giàu có và Việt nam nghèo khó, chẳng lẽ cái này là do nghiệp báo của những người ở bên Mỹ khác với những người ở bên Việt nam. Vậy chúng ta sẽ giải thích theo lý thuyết Tôn giáo thế nào trong các sự kiện này: đây đích thực chính là vấn đề nhân - quả do chính con người tự tạo ra chứ chẳng phải do cộng nghiệp từ trước đây. Nhưng nghiệpsẽ xuất hiện sau này khi mà hàng triệu người nhiễm bệnh và làm suy sụp kinh tế, chết đói, chết bệnh và cái nghiệp này xảy ra là do chính chúng ta tự tạo cho mìnhbằng nhân quả khi không chịu sống cách ly nghiêm túc trước đó. Như thế cũng có nghĩa là chúng ta đã tạo nghiệp cho mình chứ không hẳn do số phận tạo, đó cũng là ý nghĩa tôn giáo. 

Nếu tôn giáo không giúp giải quyết được cái gì thực của cuộc sống thì hóa ra chỉ có tác dụng tượng trưng về mặt tinh thần hay sao, và nếu chấp nhận như thế thì tôn giáo vẫn chưa thể gọi là hoàn hảo khi đáp ứng mọi nhu cầu của con người. Bởi vậy mong sao các đạo sư hãy tìm cách đưa tôn giáo vào cuộc sống thực sâu hơn, hãy nghiên cứu phương cách để ứng dụng lý thuyết của kinh sách vào sâu trong cuộc sống thực, và điều đó cần thiết lắm thay trong bối cảnh xã hội ngày càng rủi ro và rối loạn hiện nay. 

Để làm được điều này thì đầu tiên chúng ta phải muốn làm. Khi muốn làm chúng ta sẽ phải tìm ra phương cách để làm. Và để có phương cách này chúng ta cần cải tiến nhiều quan điểm, quan niệm… để có thể nối kết giữa khoa học và tôn giáo, hoặc giữa các tôn giáo với nhau. Điều này đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận việc tiến hóa tư tưởng. Chúng ta sẽ bắt đầu tiến hóa từ cái cao nhất: Thượng đế trạng thái 
Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này các bạn hãy đọc thêm về Tâm pháp tinh thần của tác giả Giác tử.

icon gio hang 0