Kiến Thức

ĐỐN GIÁO 17: E=MC2

Ta hãy hình dung như sau về vật chất: bằng cách nào đó, nếu làm cho biến năng vật chất tăng dần, có thể do ta tăng nhiệt độ (nhiệt năng) hoặc tăng tốc độ (động năng)… chẳng hạn, thì vật chất sẽ biến thành các trạng thái lần lượt như sau: rắn – lỏng - khí – plasma - nguyên tử - hạ nguyên tử và cuối cùng thì mất dạng vật chất, chỉ còn là một khối năng lượng ta gọi là trạng thái lượng tử. Như vậy để vật chất biến thành năng lượng thì vật chất ấy sẽ phải nhân với biến số biến năng a lần, tức là: m.a (với m là khối lượng vật chất ). Chiều ngược lại, để khối năng lượng trở lại thành vật chất thì phải giảm biến số biến năng xuống b lần, tức E:b (với E là năng lượng). Với việc tăng và giảm như thế, sẽ xuất hiện một điểm biến năng mà vật chất và năng lượng chuyển hóa cho nhau là điểm c (là điểm cân bằng), tức a=b=c. Ta lập được công thức chuyển hóa m.a=E:b. Thay c vào ta có công thức sau E:c = m.c, chuyển vế tức là sẽ được E=mc2. Như vậy đây là một trong những cách để chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc của công thức E=mc2 nổi tiếng của Einstein. Và ta cũng gọi c là hằng số biến năng chuyển đổi giữa vật chất - năng lượng của vũ trụ. Hằng số biến năng c này trong thực tế không thể là một số nguyên vì là c trung bình cộng của các cn (n là các loại nguyên tố) trong vũ trụ. Thường người ta làm tròn c=300 000.

Quan trọng là bạn nhìn thấy điều gì từ công thức này?

Công thức trên cho ta thấy mối quan hệ hữu cơ chuyển đổi qua lại giữa vật chất hữu hình (m) và trạng thái năng lượng (E) trong vật lý. Điều này cũng nghĩa là mối quan hệ giữa Tâm (linh hồn-e) và Vật (thể xác-m) hay duy tâm (e) và duy vật (m) của triết học, hay ý nghĩa của Sắc (m) và Không (e) trong tôn giáo.

Điều này cũng có nghĩa là, mọi thứ trong vũ trụ đều liên quan và ảnh hưởng qua lại với nhau. Khi chúng ta đề cao tinh thần hơn vật chất hay đề cao tôn giáo hơn các vấn đề xã hội khác thường là do cố tình của các đạo sư mà thôi. Chúng ta cần tỉnh táo để nhìn nhận là nếu thân thể chúng ta không được chăm sóc và nó sẽ chết thì tinh thần lấy chỗ nào để tồn tại mà theo đạo này đạo kia. Bởi vậy tìm kiếm điểm kết nối và cân bằng giữa tôn giáo và cuộc sống thực là đòi hỏi tất yếu trong thế kỷ XXI này.

Tôn giáo dù là rất quan trọng nhưng nó không thể làm cho mùa màng bội thu, không dịch bệnh, không động đất, hạn hán hay lũ lụt. Điều này đã được chứng minh hàng ngàn năm rồi. Khoa học và sức con người lại giải quyết được bài toán này suốt ngàn năm qua. Bởi vậy thay vì tìm kiếm các câu thần chú, chăm chỉ tụng kinh, cầu nguyện, huy động trí tuệ nghĩ ra các bài kinh...thì có lẽ tôn giáo nên làm mới lại mình, làm tăng thêm giá trị của mình bằng cách thay đổi quan niệm, tư duy cho phù hợp với khoa học và xã hội.

Ngược lại khoa học cũng cần thay đổi, thay vì chỉ chú trọng vào lý luận, thực nghiệm và nghiên cứu thì cũng cần chú ý tới khả năng trực nhận và tưởng tượng của tôn giáo. Sự kết hợp hoàn hảo của hai trường phái tư duy Duy tâm và Duy vật chắc chắn sẽ đem lại những sáng tạo mới cho trí tuệ con người.

Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này các bạn hãy đọc thêm về Tâm pháp ứng dụng của tác giả Giác tử.

icon gio hang 0