Kiến Thức

ĐỐN GIÁO 20: TÔN GIÁO KHOA HỌC

Nếu cuộc cách mạng nông nghiệp đã đưa loài người thoát khỏi xã hội săn bắt hái lượm của thời kỳ bộ lạc nguyên thủy để trở thành xã hội hiện đại hơn với quốc gia và thành phố, nếu cuộc cách mạng công nghiệp đã cơ giới hóa nông nghiệp giúp loài người có những thành tựu vĩ đại như ngày nay thì có lẽ rằng tôn giáo khoa học tiếp theo sẽ đưa xã hội loài người bước thêm một bước tiến hóa nữa. 

Trái với niềm tin của đa số cho rằng tôn giáo và khoa học sẽ không bao giờ gặp được nhau, không bao giờ đi được chung một con đường, thì thật ra ngày nay tôn giáo và khoa học sẽ cùng tiến hóa để gặp nhau một cách nhanh nhất. Chỉ cần chúng ta thay đổi cách nhìn, đổi mới tư duy, chúng ta thấy ngay rằng tôn giáo và khoa học đều có mục tiêu giống nhau là khám phá về vũ trụ và con người. Tuy hai cách thực hiện khác nhau, bởi một bên tôn giáo thì sử dụng suy tư và tưởng tượng, còn khoa học thì đo đạc và tính toán thực tế, nhưng trên tất cả mọi tri thức đều bắt nguồn từ tư duy của con người.  

Vậy tại sao chúng ta không thể vẫn coi Thượng đế tạo ra vũ trụ và các sự kiện của Kito giáo, vẫn tôn trọng tư tưởng cho rằng mọi sự đều do sự kết hợp tương tác của các thứ riêng lẻ của Phật giáo, coi đó như là những phát biểu vĩ mô thượng tầng kiến trúc và đồng thời coi nhiệm vụ của khoa học là giải thích, sau khi đã nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết, xem việc tạo thành thế giới đó được Thượng đế, hay do “duyên hợp của các sự kiện” đã biến Không thành Sắc… đã được tiến hành cụ thể như thế nào, tức coi khoa học nghiên cứu là nhiệm vụ, là công việc cụ thể hóa thuộc hạ tầng cơ sở!. 

Khoa học sẽ xem xét bằng cách nào mà năng lượng hay lượng tử có thể biến thành nguyên tử và phân tử để cho ra thế giới vật chất và vũ trụ hình thành, nghĩa là Thượng đế tạo ra vũ trụ như thế nào.

Khoa học sẽ tìm hiểu bằng cách nào mà chất hữu cơ trở thành các tế bào rồi sau đó biến thành sinh vật, nghĩa là Thượng đế tạo ra sinh vật bằng vật liệu gì.

Khoa học sẽ tìm hiểu bằng cách nào mà từ những tập hợp thông tin của các xung điện sinh học lại có thể trở thành hoạt động tâm thức và linh hồn của động vật, tức Thượng đế lập trình linh hồn thế nào.

Sau khi mọi thứ trở nên rõ ràng, con người sẽ biết cách để phụ giúp Thượng đế đẩy nhanh quá trình tiến hóa thế giới của Ngài, giúp duyên hợp hợp thành những thứ mới lạ chưa từng có…, từ đó tìm ra các bài thuốc, các phương cách trị bệnh mới và hiệu quả, giúp mùa màng bội thu để nuôi sống hàng tỷ con người, cũng như kéo dài tuổi thọ hay nâng cao hạnh phúc loài người… Khi điều này xảy ra nghĩa là tôn giáo khoa học đã quan tâm tới cả cuộc sống trần tục cơm - áo - gạo - tiền, coi việc chăm lo cho thân xác cũng quan trọng như chăm lo cho linh hồn, và rằng chỉ khi cuộc sống mà ấm no, cơ thể khỏe mạnh cùng tinh thần thoải mái thì cuộc sống con người mới thực sự có hạnh phúc được.     

Nếu thế thì tại sao chúng ta không coi rằng Thượng đế đã tạo ra con người như là một Tiểu Thượng đế để chúng ta thay mặt Ngài thực hiện những điều “vụn vặt” trên trần thế như trên, con người thực hiện những công việc vi mô để Ngài rảnh rang mà kiến tạo những thứ vĩ mô của vũ trụ?. Thượng đế cho con người khả năng tư duy và hiểu biết hơn các loài động vật khác để làm gì nếu không phải là Ngài muốn chúng ta có năng lực để thay mặt cai quản trái đất và phục vụ cho Ngài. Nếu hiểu như vậy thì tôn giáo của Thượng đế và khoa học của con người làm gì có khoảng cách. Mỗi người một việc, còn nếu còn có một khoảng cách nào đó đang tồn tại thì chẳng qua là do con người không hiểu biết và đã tự  tạo ra khoảng cách cho mình mà thôi!.

Nhân tiện trên con đường tiến hóa để hòa hợp này, những gì mà không phù hợp hay sai lầm của cả tôn giáo lẫn khoa học, đều bị tiến hóa chối bỏ. Chúng ta sẽ xem xét lại quan niệm về thiên đàng và địa ngục, thánh thần và ma quỷ, nghiệp báo và tái sinh linh hồn… nếu thật sự tồn tại thì khoa học phải giải thích xem đó là cái gì, cấu trúc thế nào; còn nếu không có thật thì phải định nghĩa lại những khái niệm trên cho phù hợp với nhận thức mới. Cứ từng bước như thế loài người sẽ tiến hóa đến tri thức hợp nhất, và đó sẽ là viễn cảnh tươi sáng của nhân loại.    

Tôn giáo và khoa học, giống như thể xác và tinh thần trong một con người là hai yếu tố không thể tách rời nhau, bởi vì chúng hỗ trợ và bổ sung cho nhau để tạo nên sự sống và ý nghĩa cuộc sống. Nếu không có khoa học thì tôn giáo sẽ chỉ là lý thuyết suông vì tôn giáo không thể mang lại được hạnh phúc toàn vẹn vật chất lẫn tinh thần cho con người. Nếu không có tôn giáo, khoa học với logic lạnh lùng của nó sẽ thiêu hủy nhân loại. Tuy nhiên tôn giáo cũng có nhiều loại, với những loại tôn giáo mang hại lại cho tiến bộ loài người, kìm hãm sự phát triển của khoa học thì cần bị tiến hóa loại bỏ.  

Mời các bạn xem thêm chi tiết hơn tại sách Tâm pháp tinh thần của tác giả Giác tử. 

icon gio hang 0