Kiến Thức

ĐỐN GIÁO 23: TÁC ĐỘNG CỦA TINH THẦN

 


Mỗi con người sinh ra đã được trang bị một tinh thần bản năng để nhờ đó tạo ra mọi năng lực nhận thức khác sau này. Nhờ loại tinh thần này mà xã hội chúng ta có kẻ năng động hay thụ động, kẻ thích toán học hay nghệ thuật, người hướng nội hay hướng ngoại, kẻ dữ hay hiền lành… cũng như tạo ra sự khác nhau giữa người này với người kia về năng lực học hành, khả năng tư duy và nhận thức tri thức, cả đến đức tin, chỉ số thông minh IQ… 

Khi sinh ra đến lúc trưởng thành, kết hợp với tinh thần bẩm sinh trên, chúng ta được giáo dục bởi môi trường xã hội cộng với sự rèn luyện tự thân, để tạo thành tinh thần thứ cấp và chính đây là tinh thần riêng biệt của từng người chúng ta, tạo ra bản ngã mỗi người. 

Tinh thần sẽ quyết định cách suy nghĩ và từ đó dẫn đến các hành động phù hợp. Hành động sẽ dẫn đến kết quả và kết quả sẽ mang đến số phận cho mỗi con người. 

Tinh thần thiện lương bạn sẽ là người thiện lương. Tinh thần ác độc bạn sẽ là người bất lương. Tinh thần lười biếng bạn sẽ là người nghèo khó khổ sở. Tinh thần chăm chỉ bạn sẽ có tương lai tốt đẹp. Tinh thần hướng nội bạn sẽ làm những việc không đòi hỏi giao tiếp, Tinh thần hướng ngoại bạn sẽ thích đi ra ngoài làm chính trị hay kinh doanh. Tinh thần trừu tượng bạn sẽ làm nghề nghệ thuật. Tinh thần logic bạn sẽ làm nghề kế toán hay lập trình viên. TInh thần ích kỷ sẽ bị nhiều người ghét. Tinh thần hòa đồng sẻ chia sẽ được nhiều người yêu thương. Đó mới là ảnh hưởng tới cá nhân từng con người. 

Trên bình diện rộng hơn và quan trọng là ảnh hưởng đến xã hội con người. Tinh thần xã hội liên kết cộng hưởng tần số tinh thần cá nhân với nhau và tạo hiệu ứng bầy đàn. Nhờ hiệu ứng bầy đàn này mà năng lực của con người tăng lên vượt trội so với muôn loài động vật khác. Nhưng mặt khác, nếu năng lực vượt trội ấy đã tạo ra những thành quả đáng kinh ngạc về kinh tế và xã hội con người thì cũng chính nó là tai họa khi con người tổ chức chiến tranh hay tàn phá môi trường. 

Tác động của tinh thần là vô cùng to lớn tới xã hội loài người: con người có thể phấn đấu hay từ bỏ những mục tiêu cuộc sống của mình. Người ta có thể từ bỏ tất cả tài sản và sinh mạng vì một lý tưởng của họ và cố gắng làm 200% khả năng của mình cho cái gì mà họ cho là có ý nghĩa. Chính vì thế mà Chính trị và Tôn giáo rất coi trọng tinh thần và còn quan trọng hơn cả thân xác. Người ta bỏ rất nhiều nỗ lực để nghiên cứu tinh thần với mục đích lôi kéo xã hội theo một đức tin nào đó chính là minh chứng cho chúng ta thấy tinh thần quan trọng như thế nào. 

Có vô số thứ liên quan đến tinh thần như thế nên nghiên cứu về tinh thần cần được coi trọng thành một ngành học có thể còn cao hơn cả tâm lý học. Tâm lý học là ngành nghiên cứu các tính chất của tâm thức con người để từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục hay thay đổi tâm lý. Còn nghiên cứu về tinh thần là nghiên cứu những nguyên nhân phát sinh ra các dạng tâm lý đó nên đây là gốc, là khoa học cơ bản. 

Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ở sách Tâm pháp Tinh thần tại website: anhatamvien.com nhé. 

icon gio hang 0