Kiến Thức

ĐỐN GIÁO 31: SỨC KHỎE TINH THẦN

 


Những rối loạn về tinh thần có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống của chúng ta như stress, tự kỷ, tâm thần phân liệt, hoang tưởng và cuồng loạn. Ta có thể điểm qua vài trường hợp cơ bản

-Cha và mẹ khi thụ tinh và trong lúc mang thai mà tinh thần không ổn định em bé có thể bị chứng tự kỷ khi sinh ra do rối loạn sự liên kết thông tin thần kinh bản năng gốc. Do đó các ông bố bà mẹ hãy lưu ý việc này để tránh cho con em hậu quả. Về chứng tự kỷ ở trẻ em và cả ở người lớn, chúng ta biết rằng đó là sự kết hợp của nhiều luồng năng lực tinh thần khác nhau một cách cân bằng mà tạo nên tâm thức con người. Nếu đột nhiên có một sự hoạt động thái quá, như yếu quá hay mạnh quá của một hay vài năng lực nào đó thì sẽ gây ảnh hưởng đến tổng thể tinh thần theo nghĩa bình thường của chúng ta. Bởi vậy mới có sự việc một số người bệnh tự kỷ có một năng lực khác thường nào đó nhưng các việc khác thì không bình thường. Để giải quyết việc này cực kỳ khó khăn, lâu dài và tốn kém, bởi vì chúng ta phải tìm cho ra được cái yếu tố năng lực tinh thần nào đang bị “mất cân bằng” để tác động sửa chữa nó và đưa nó về trạng thái bình thường. Tác động với trẻ em càng sớm càng tốt vì trẻ em thường dễ uốn nắn và tinh thần “đơn sơ” hơn người lớn. 

-Sự chuyển thời giữa thiếu niên và thanh niên, giữa thanh niên và trung niên, trung niên và lão niên dễ dẫn đến những thay đổi tâm sinh lý, cả về chủ quan lẫn khách quan. Hậu quả là chúng ta bị thôi thúc, dồn nén bởi hai thế lực tâm sinh lý thuộc hai thế hệ nên rối loạn tư duy. Qua thời gian sẽ hết, vì thế chúng ta đừng nên có những hành động hay suy nghĩ tiêu cực trong thời kỳ này. Nhiều vấn đề không may xảy ra trong thời kỳ này chủ yếu là do chúng ta tự làm hỏng đi các mối quan hệ với xã hội xung quanh và không có ai thông cảm cho mình. 

-Chứng đa nhân cách: trong một con người có đầy đủ mọi kiểu dạng tinh thần, nghĩa là đủ mọi nhân cách, nhưng mỗi người thường chỉ được trang bị một loại nhân cách mà thôi. Bằng cách nào đó mà có hai hay nhiều hơn nhân cách xuất hiện trong một con người và thế là có hai trường hợp xảy ra, nếu chúng hòa hợp thì là người có năng lực nào đó nổi trội, tức thành thiên tài, ngược lại (và phần này thì nhiều hơn) nếu chúng xung khắc nhau sẽ thành người loạn thần kinh, có thể phát triển thành tâm thần phân liệt hay tự kỷ. Với những người bị rối loạn thế này chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân của sự xung đột và giải quyết vấn đề này bằng phân tâm, một khi người bệnh hiểu ra nguyên nhân  của mình mà họ tự đều chỉnh thì sẽ hết bệnh. 

-Chứng tâm thần phân liệt và rối loạn, cuồng điên, tự kỷ người lớn… thường có thể do bị ức chế tâm lý (stress), tức là rối loạn thể tâm lâu ngày, nhưng cũng có khi do di truyền khi đến một độ tuổi nào đó thì thể lý của não phát bệnh và có khi là kết hợp của cả hai, ví dụ sức khỏe yếu đi thì bệnh phát, bệnh phát thì lo sợ khủng hoảng, kết hợp cả hai cái lại, vừa sức khỏe yếu, vừa lo sợ trở thành loạn thần kinh. Mọi cái rồi cũng qua đi, chúng ta hãy sống lạc quan thì sẽ hạn chế nhiều phát sinh bệnh tật. Người nào mà trong gia đình có người từng bị bệnh trên hãy hết sức cẩn thận, đừng bao giờ để cho mình bị căng thẳng thần kinh vì ta có thể phát bệnh nặng bất cứ lúc nào, nhất là khi sức khỏe yếu và các điều không may xảy ra một cách dồn dập.    

-Nghiện ngập và tác động của giáo dục sai lạc cũng có thể gây ra những rối loạn về tinh thần. Một số hóa chất như ma túy đá… làm hư hại bộ não. Một số cách tập luyện thiền sai phương pháp cũng gây rối loạn thần kinh như gây ảo giác. Áp chế tinh thần quá mức gây ra sụp đổ hệ thống bảo vệ tinh thần, ví dụ do quá lo sợ hay quá hưng phấn có thể gây mất nhận thức, ngủ đông… tạm thời hay vĩnh viễn. 

Chúng ta hãy quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mình và của xã hội vì tinh thần là cốt lõi của sự sống nên mất tinh thần là mất tất cả. Hãy tham khảo thêm ở sách Tâm pháp – Sự sống và Tâm pháp –tinh thần tại website: anhatamvien.com bạn nhé. 

 

icon gio hang 0