Kiến Thức

ĐỐN GIÁO 33: CẤU TRÚC TINH THẦN

 

Để có một tầm nhìn hệ thống, chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết hơn về Tinh thần. Tâm thức có ba nguồn năng lực chính: năng lực sinh tồn, năng lực cảm xúc và năng lực nhận thức. Từ ba nguồn năng lực cơ sở  này lại tiếp tục nảy sinh các năng lực khác và sự kết hợp có chọn lọc của tất cả các loại năng lực tạo thành tinh thần, tức linh hồn của mọi loại động vật.

-Năng lực sinh tồn: để có thể tồn tại trong tự nhiên động vật phải có năng lực sinh tồn bẩm sinh, tức là chúng tự có khi vừa sinh ra và thậm chí vừa thụ thai, nghĩa là lúc thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Ví dụ trong bụng mẹ, nếu con chó non nào lanh lẹn nhất sẽ hấp thụ nhiều dinh dưỡng nhất nên sẽ to con nhất, và cũng là con đầu tiên “thắng” được mấy con còn lại trong lúc giành nhau chui ra khỏi bụng mẹ, và cũng do có bản năng sinh tồn ấy mà chó con vừa chui khỏi bụng mẹ đã biết tìm đến đúng vú mẹ để bú sữa dù chưa biết mở mắt, cũng chưa hề có chút kinh nghiệm sống nào cả, có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao nó biết bò đến và ngậm đúng vú mẹ mà hút sữa chứ không phải là các ngón chân, cái đuôi của mẹ hay bất cứ vật gì xung quanh nó?. Bản năng sinh tồn nữa là sự sợ hãi giúp thú vật né tránh nguy hiểm để bảo vệ tính mạng của mình hay là thái độ hung hăng giúp chúng săn mồi, cạnh tranh nhau giành ăn, giành lãnh thổ hay tranh giành tình ái…để duy trì sự sống và giống nòi. Chúng ta có thể cảm nhận năng lực sinh tồn này rất rõ khi chứng kiến việc gần chết do bệnh tật, ngạt thở (đuối nước, thiếu ô xy), chết cháy hay chết cóng, tức sự chết từ từ, nạn nhân dường như làm đủ mọi động tác một cách vô thức như để cố gắng tìm cách níu kéo sự sống của mình. Năng lực sinh tồn này biến thiên từ yếu đến mạnh và sẽ làm nảy sinh ra các năng lực thứ cấp khác như tính dũng cảm hay hèn nhát, sự hoạt động nhanh nhẹn hay chậm chạp, khả năng săn mồi...

-Năng lực cảm xúc: động vật cần có cảm xúc để nuôi con, sống hợp tác bầy đàn và kết đôi tình ái... tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống của nó. Khi vừa đẻ ra thú con đã cần ngay tình cảm để quấn quýt và tìm sự che chở của mẹ, còn mẹ cũng nảy sinh ra tình cảm với con để nuôi nấng và bảo vệ con mình. Khi lớn lên cảm xúc giúp kết nối cá thể trong tập thể hợp tác với nhau và tìm kiếm bạn tình để duy trì nòi giống. Cảm xúc cũng biến thiên lớn như có thể là mạnh hay yếu và tiếp tục nó biến sang các năng lực thức cấp khác nữa như  tính nết độc ác hay hiền lành, thiện lương hay thủ đoạn gian trá, ích kỷ hay rộng rãi, khô khan lạnh lùng hay dễ xúc động... Ở con người chúng ta còn biến cảm xúc này thành tình yêu thương đồng loại, lòng từ bi vạn vật, tình yêu tôn giáo (đức tin), đức hy sinh.. và các tính nết của từng mỗi người. Đức tin là một loại năng lực đặc biệt có lẽ chỉ có ở con người. Nếu niềm tin cần phải có một đối tượng và có sự trao đổi, như ta tin vào một ai đó về vấn đề nào đó thì đức tin là cái cao vượt vì nó có thể tin vào một cái gì đó/hay là một ai đó mà ta đặt vào đó một niềm tin một cách vô điều kiện.

-Năng lực nhận thức: là khả năng nhận thức về môi trường xung quanh như khả năng nghe, nhìn, hiểu, nói...  và khả năng này biến thiên rất lớn ở động vật, ví dụ con cá và chim có thể tự biết định hướng trong không gian, động vật tự biết làm tổ, tự biết sinh và nuôi con, còn con người thì vượt trội ở khả năng nghe hiểu và nói được âm thanh đa tần tạo thành ngôn ngữ. Khả năng tư duy tưởng tượng cao, cộng với đức tin và ngôn ngữ là năng lực lớn nhất giúp con người vượt lên trên mọi động vật khác. Nhờ khả năng này con người mới có thể truyền đạt thông tin cho nhau, sáng tạo ra ngôn ngữ và chữ viết, toán học… để lưu trữ và truyền đạt thông tin cũng như chế tạo ra các công cụ lao động sản xuất… Năng lực nhận thức cũng biến thiên từ thấp đến cao và nó biến thành nhiều năng lực khác như mức thông minh IQ hay EQ, cách thức suy nghĩ trừu tượng hay logic… 

Sự nối kết giao thoa của ba suối nguồn năng lực cơ bản và các năng lực đi kèm theo nó mà tạo ra tư duy suy nghĩ. Những thông tin mà được chắt lọc và kết tinh của sự tư duy của bộ não ta sẽ là tinh thần hay là linh hồn đó bạn ạ. Bởi vậy linh hồn của con người chúng ta phụ thuộc vào ngoài sự thiên phú bẩm sinh còn do chúng ta tự tác động vào chính tư duy của mình đó nhé.   

icon gio hang 0