Kiến Thức

HÀNH TRÌNH GIEO HẠT (10): TRẦM CẢM

 

Bệnh trầm cảm trong y học tâm lý chỉ ra nguyên nhân là sự rối loạn các chức năng thần kinh. Các kết nối thông tin thần kinh bị rối loạn do phải chịu nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ về thể chất do bệnh tật hay tai nạn, về căng thẳng do áp lực công việc, học hành vượt quá sức chịu đựng của cơ thể kéo dài trong một thời gian dài, về sự căng thẳng trong gia đình, đồng nghiệp, về sự đe dọa hay lo sợ những tình huống trong cuộc sống, về những sự không vừa ý… 

 

Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, mỗi người một sức chịu đựng khác nhau nên tác động của sự trầm cảm cũng rất khác nhau. Đây là một tình trạng nguy hiểm đến thể chất tinh thần và nếu không giải tỏa kịp thời có thể dẫn đến tự tử hay điên loạn hoặc mất khả năng ý thức vĩnh viễn… 

Rất nhiều trường hợp đã được ghi nhận đều thấy rằng bệnh trầm cảm xảy ra đối với mọi tầng lớp, mọi trình độ trong xã hội. Các ghi nhận cho thấy khả năng di truyền là rất cao đối với những người bị mắc bệnh này. Người có năng lực thoát khỏi bế tắc thấp, hay bị ám ảnh bởi quá khứ và sợ hãi bị đe dọa, hay sức khỏe kém cùng với  trình độ thấp văn hóa thường dễ bị trầm cảm. Quá đề cao cá nhân hay quá tự ti, khi gặp các sự kiện tình huống ngược lại với mong muốn của mình là dễ quẫn trí, nhiều cái quẫn trí mà làm người ta không thể thoát ra sẽ khủng hoảng và thế là thành bệnh  

Với cách nhìn nhận khác thì căn bệnh xuất phát từ nguyên nhân mất cân bằng trong cuộc sống. Chúng ta thường hay chủ quan về sức khỏe tinh thần của mình, con người với xu hướng hướng ngoại họ thường sống quên bản thân. Chúng ta thích chạy đua với mọi thứ trong xã hội và vì thế trong cuộc đua này sẽ có kẻ thắng người thua cuộc. Nếu ai thua cuộc là bị ức chế ngay và bị trầm cảm. Và rủi thay ai trong cuộc đời cũng có lúc thất bại cho dù từng thành công rực rỡ, vì thế nên bệnh cũng chẳng chừa một ai, chỉ có nó đến lúc này hay lúc khác, đến sớm hay đến muộn, bệnh lâu hay mau, nặng hay nhẹ mà thôi. 

Để ngăn ngừa tình trạng này chúng ta hãy thường xuyên chú ý đến tâm lý của mình, đừng tạo ra căng thẳng cho tâm, đặc biệt với những ai trong gia đình từng có người bị trầm cảm hay tâm thần phân liệt vì đã yếu thần kinh từ bản năng gốc. Chúng ta hãy suy nghĩ vô tư mọi lúc mọi nơi trong suy nghĩ và đừng tạo ra những tình huống mà mình có thể gặp rắc rối sau này, đừng tạo ra sự sinh tử. Hãy luyện tập cho mình khả năng chịu đựng các tình huống trong cuộc sống bằng cách nâng cao thể trạng và thiền định. Thiền định giúp tâm thức chúng ta ổn định, từ đó ta sẽ nhìn mọi việc với lăng kính cân bằng, không chạy đua thời cuộc. Bệnh trầm cảm thật khó chữa nhưng lại ngừa được nếu chúng ta áp dụng nguyên lý cân bằng trong cuộc sống.

icon gio hang 0