Kiến Thức

HÀNH TRÌNH GIEO HẠT (27): TỰ KỶ

FacebookTwitterPinterestGoogle BookmarkThêm...

Bệnh tự kỷ đang là một hội chứng thế kỷ làm đau đầu các nhà khoa học. Gia đình nào mà có một người bệnh tự kỷ sẽ cảm thấy vô cùng mỏi mệt vì người tự kỷ sống trong thế giới riêng của họ. Việc chữa trị để họ hòa nhập được cộng đồng vô cùng tốn kém, mất nhiều thời gian công sức mà hiệu quả rất tương đối. 

Nguyên nhân gây ra hội chứng tự kỷ rất nhiều. Ngoài nguyên nhân về sức khỏe thể chất bẩm sinh hay trong bộ não có vấn đề, vấn đề rối loạn các kết nối thông tin thần kinh đang vận hành trong hệ thống thần kinh mới là chính yếu. 

Bệnh tự kỷ có khuynh hướng di truyền từ nhiều đời cha mẹ, chúng cũng có thể bắt đầu nguyên nhân rối loạn siêu thức từ trứng và tinh trùng của bố mẹ. Bản thân bố mẹ bị tác động của cuộc sống như trầm cảm, do sử dụng vi tính hay xem truyền hình quá nhiều làm mệt mỏi hệ thần kinh và ảnh hưởng bức xạ, ăn uống và sống trong môi trường nhiễm độc… làm nhiễu thông tin hệ tâm thức con người nên khi thụ thai những tâm thức rối loạn ấy lan sang em bé. Quá trình mang thai nếu người mẹ bị ảnh hưởng thần kinh cũng dễ làm bé rối loạn chức năng liên kết thần kinh, do tâm thức mẹ cộng hưởng tần số với trường tâm thức của bé. Vì vậy cân bằng hệ thống thần kinh và thể chất sức khỏe ngay từ lúc chưa lập gia đình cho đến khi đã có gia đình, luôn luôn là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra những thế hệ sau lành mạnh giúp tránh những hậu quả đáng tiếc sau này. 

Rất nhiều gia đình trí thức cao có con bị tự kỷ và hình như xu hướng tỷ lệ con cái tự kỷ ở những gia đình trí thức cao lớn hơn các gia đình bình thường. Điều này khá dễ hiểu vì những cha mẹ trình độ học thức cao thường dùng quá nhiều thời gian làm việc trên máy vi tính cộng với áp lực công việc quá lớn do nhiệm vụ, trọng trách… làm hệ thống thần kinh thường xuyên quá tải, thậm chí trầm cảm…      

Vì vậy lời khuyên đầu tiên của bài viết này là khuyên bậc cha mẹ trẻ, cả những thanh niên chưa lập gia đình hãy sống lành mạnh, hạn chế vi tính, rèn luyện sức khỏe bằng thể thao, ăn uống sạch sẽ, không dùng rượu nhiều, tuyệt đối không sử dụng các loại ma túy và tập thiền định để tránh những hậu quả sau này, đó là sống cân bằng.

Lời khuyên thứ hai cho những gia đình chẳng may có con mắc bệnh tự kỷ, hãy đưa bé khám chuyên môn càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân của căn bệnh cũng như dạng bệnh. Giai đoạn vàng điều chỉnh tâm thức là từ 0 đến 4 tuổi. 

Lời khuyên nữa là hãy chuẩn bị một ngân sách, thậm chí cần một người cha hay mẹ ở nhà để chăm bé tự kỷ cho đến 10 tuổi cùng với cô giáo và nhà trường dạy chuyên biệt. Hãy chuẩn bị tinh thần vì dạy một bé tự kỷ cần sự kiên nhẫn rất lớn vì hầu như bé cần được chăm sóc 24/24 và học tập rất chậm.  

Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ ở bé, chúng ta hãy sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho trị liệu, chủ yếu là với mục đích lập lại cân bằng trong các kết nối thông tin thần kinh để cho bé có những suy nghĩ như người bình thường. Các trò chơi tâm vận động, chơi với thú vật, lao động… rất cần thiết.   

Cuối cùng cần nhớ rằng người lớn cũng có thể phát bệnh tự kỷ bất cứ lúc nào, chỉ cần căng thẳng quá mức, hưng phấn quá độ đều có thể đưa chúng ta vào dạng người cá biệt, nếu chúng ta sinh con trong giai đoạn này thì tỷ lệ đứa con bị tự kỷ là rất cao, vì nó có thể mang tính di truyền từ tâm thức cha mẹ. Nếu người lớn mắc bệnh tự kỷ thì sẽ dễ điều trị hơn trẻ em, vì chúng ta có ý thức, chỉ cần ta biết nguyên nhân gây rối loạn thần kinh và sau đó tự điều chỉnh thái độ sống, thay đổi suy nghĩ, trấn an tâm thức là có thể lấy lại cân bằng.  Hãy luôn chú ý giữ tâm trạng thanh tịnh trong mọi hoàn cảnh và hiểu biết về cuộc sống thì bệnh khó xuất hiện.  

icon gio hang 0