Kiến Thức

HÀNH TRÌNH GIEO HẠT (31):TỰ KỶ – ÁI KỶ – KHẮC KỶ

 

Tự kỷ; ái kỷ; khắc kỷ và ích kỷ là các vấn đề thuộc về tâm thức. Tâm lý học phân chia sự khác nhau các như trên để tìm cách giải quyết các vấn đề liên quan.

Tự kỷ là sự thái quá trong nhận thức. Người tự kỷ chỉ nhìn nhận sự việc đúng theo hướng họ muốn thế, bất kể dó là tốt hay xấu, đúng hay sai khi đối chiếu với quan điểm chung của mọi người bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ, nếu không phải thể về bệnh lý sinh học thì cũng có thể là do di truyền, do bẩm sinh hay là căng thẳng thần kinh và cũng có thể là một sự rối loạn trong lập trình thông tin tâm thức. Tự kỷ có cả ở người lớn và trẻ em, song bất kỳ trường hợp nào ta cũng nên tìm kiếm nguyên nhân và tìm cách khắc phục sớm, bởi việc điều trị phục hồi là rất khó.

Ái kỷ là tình trạng yêu bản thân quá mức một cách mù quáng. Họ sợ mọi thứ xung quanh ảnh hưởng đến họ, ví dụ vài phút lại đi rửa tay một lần vì có thể nghĩ rằng mình bị nhiễm bẩn. Người ái kỷ thường thu mình lại thủ thế vì trong tâm họ luôn hoang tưởng với ý nghĩ có người khác hại mình, kể cả người ruột thịt, trái với tự kỷ không những chẳng yêu thương mà đôi khi còn tự tìm cách tàn phá mình. Đây cũng là căn bệnh tâm lý khó chữa, thường xảy ra khi người ta gặp một sang chấn lớn tâm lý nào đó hay là khi ta về già, bởi khi già thì thường sợ chết.  

Khắc kỷ lại là tuýp người cực đoan khác. Thường xảy ra ở người lớn khi họ thay đổi nhận thức theo hướng tự kỷ. Người khắc kỷ có thể làm những chuyện rất nguy hiểm cho bản thân và xã hội. Ví dụ vài tôn giáo lựa chọn cái chết để thỏa mãn cái mà họ nghĩ rằng cái chết tự nguyện sẽ là hành động giải thoát tốt nhất do không còn tái sinh nữa đối với họ. Chúng ta phân biệt với cái chết tự tử, tự tử là do sự bế tắc không lối thoát, còn đây là cái chết vinh quang, sự dâng hiến…

Nguyên nhân chính của các vấn đề xã hội trên là đều do sự mất cân bằng trong tâm thức do bởi các thông tin tâm thức bị rối loạn nghiêm trọng. Tâm thức của chúng ta  là sự giao thoa của các trạng thái thần kinh độc lập, mà mỗi trạng thái này luôn là cặp đối cực, ví dụ nhiều - ít, tốt - xấu, cao - thấp…. Nếu có sự nghiêng lệch thái quá sẽ gây nên sự mất cân bằng và chúng ta bị các bệnh tâm như trên.

Một nguyên nhân nữa là do di truyền, nhất là di truyền tâm thần phân liệt, đa nhân cách. Tới một lúc nào đó, thường khi sức khỏe yếu đi hay ở những kỳ chuyển giao thể trạng các thì thiếu niên, thanh niên, trung niên và già thì hay xuất hiện.

Bệnh về tâm rất khó chữa, vì thế chúng ta hãy thật cảnh giác vì nó có thể đến với bất cứ người nào. Tôi từng thấy nhiều người từng có tinh thần vô cùng mạnh mẽ, đột nhiên chỉ vì gặp phải vài sự kiện trong cuộc đời thế là tính cách của họ quay ngoắt 180 độ. Hãy đề phòng bằng bệnh bằng cách luôn giữ tâm trạng lành mạnh, tâm trí thanh tịnh, suy nghĩ tích cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn nhé.

Giác tử

icon gio hang 0