Kiến Thức

HÀNH TRÌNH GIEO HẠT (37): ĐẠO THIỀN

Thế nào là tu thiền định?

Đạo thiền không phải là một tôn giáo, nói theo sát nghĩa thì đó là cách thức để thư giãn tâm trí. Bởi vậy khi chưa có tôn giáo con người đã biết thiền thể hiện qua các bức họa hang động từ mấy chục ngàn năm trước. Từ khi xuất hiện tôn giáo, thủy tổ của Do thái giáo là Abraham, chúa Giêsu của đạo Kitô, nhà tiên tri Mohamet của Hồi giáo, Phật thích ca, các guru của Ấn giáo… cho đến phi tôn giáo như nhà khoa học Einstein, phật hoàng Trần Nhân Tông, nhà quân sự Võ Nguyên Giáp… đều thiền định để khai mở tâm trí và các năng lực của mình.

Với những con người bình thường chúng ta, hãy sống một cách vô tư với cái tâm trí tuệ- đó chính là tu thiền. Quay trở về tự tánh của một trẻ thơ, sống lương thiện làm ăn, không hại mình hại người, sống tự chủ tự lập, biết chia sẻ yêu thương, không đặt nặng vấn đề thành công hay thất bại đó chính sống với Tâm trí tuệ. Khi làm được điều ấy tức thì bạn đang sống trong thiên đàng rồi còn tìm kiếm chi nữa? 

Tu thiền thật đơn giản ấy vậy mà khó đạt nên mới phát sinh ra nhiều môn phái hay tôn giáo khác nhau để người ta dựa vào mà giữ lấy mình gọi là tu tiệm pháp. Vì thế nếu còn tìm cho mình một cách tu nào mà còn phải dựa vào môi trường cảnh vật thì chưa thể gọi là đạt đạo, vì sống bình thường chính là đạo (Lâm tế Hòa thượng).  Người ta chế ra đủ mọi lý thuyết cao siêu, giải thích theo lối áp đặt của mình cho người học đạo rồi bảo đó là lời chư phật dạy giải thoát. Xin hãy cảnh giác đừng để bị lợi dụng. Chỉ bạn mới là người thầy trung thành nhất của mình mà thôi. 

Mỗi người chúng ta là một cảnh đời riêng. Người thì cần nhiều tiền, danh vọng, người thì con cái không như ý, người thì sức khỏe và đù thứ nữa đan xen. Thế là khi chúng ta không vừa lòng là cảm thấy khổ, đạt được ý mình cảm thấy vui. Mà cuộc đời thì khổ nhiều hơn vui nên chúng ta cứ phải buồn phiền. Nếu mà chúng ta sống được với cái tâm làm chủ, không bị hoàn cảnh làm ảnh hưởng (hoặc ít bị) thì sẽ không có cảm giác buồn phiền nhiều. Muốn vậy trong cuộc sống đừng có chay đua với những cái của xã hội mà vượt quá sức mình, nghĩa là ta cứ làm việc bình thường, dù thành công ít hay nhiều cũng được, thất bại cũng thấy không quan trọng gì. Làm thế là ta không bị ngoại cảnh chi phối. ta là người tự do, ta sẽ được giải thoát. Ta làm mọi thứ mà như không làm gì, sống giữa xã hội mà không bị hoàn cảnh chi phối. Đó chính là lối sống thiền định chứ không phải cứ tối ngày ăn chay niệm phật, sống trong rừng sâu núi cao, tu ẩn giữa chùa cốc... như các pháp môn khác. Hãy cố gắng hiểu ý này nhé.

Vậy thiền định là gì?

Thiền là bằng phẳng, định là dừng lại, trụ lại. Vì vậy thiền định chính là việc giữ cho Thân và Tâm chúng ta được bằng phẳng tại một điểm dừng nào đó, gọi nói tắt là CÂN BẰNG. 

Đúng vậy, người ta có hai trạng thái cơ bản của thân và tâm, một là hướng ra bên ngoài mình gọi là động, hai là hướng vào bên trong mình gọi là tịnh. Thường chúng ta hay mải mê chạy theo cái động bên ngoài mà quên đi cái tịnh bên trong và điều này đã làm chúng ta mất cân bằng trong cuộc sống, từ đó sinh ra bao đau khổ và phiền não cho chính mình đó các bạn ạ. Vì thế thiền định để chúng ta cân bằng hai cái này lại, giúp chúng ta có được sức khỏe và trí tuệ để mà làm việc, đem lại thành công cho chính bản thân mình. 

Tính chất động và tịnh là thuộc tính tự nhiên của muôn loài nên thiền định cũng không liên quan gì tới tôn giáo cả đâu, vì ai mà chẳng cần thành công nên ai cũng cần sự cân bằng phải không các bạn. Thiền định đơn giản là vậy thôi nhưng tôi là người có 25 năm thiền vậy mà khi đọc hàng trăm trang sách về thiền của các học giả xong là... chẳng hiểu gì cả. Đơn giản chính là đạo. 

Và thiền định như thế nào?

Muốn để cân bằng thân tâm của mình thì các phương pháp đều đa phần khuyên chúng ta ổn định tâm của chúng ta trước. Nhưng bây giờ các bạn thử làm ngược lại là ổn định thân của mình trước. Tư thế ngồi hay đứng kiểu nào cũng được, chỉ cần có thể thả lỏng dễ chịu cho cơ thể để tập được lâu. Đặt một vật gì đó lên đỉnh đầu và cố chú ý giữ cho vật ấy đừng rơi xuống gọi là tập cân bằng. Tập cho đến khi không cần chú ý nữa mà vật cũng không rơi là được. Kéo dài sự cân bằng này từ từ, mới đầu là 3 phút, 5 phút rồi 30 phút... Bạn sẽ bắt đầu tự cảm nhận được trạng thái tâm thiền là thế nào. Đưa trạng thái cân bằng này vào mọi hành động trong cuộc sống như làm việc, đi, đứng, ngủ, nghỉ… suốt cả ngày tức bạn biết thiền định rồi đó. Đây là lối tập chứng nghiệm trực tiếp, không lý thuyết dài dòng khó hiểu phải không các bạn. 

Các phương pháp khác bạn có thể tham khảo thêm ở Tâm Pháp Ứng dụng của Giác tử tại website: anhatamvien.com nhé.

icon gio hang 0