Kiến Thức

HÀNH TRÌNH GIEO HẠT (4): VÔ CẢM

Mẹ chở bé đi học bằng xe gắn máy, thấy một tai nạn, mẹ chạy ngang qua và dặn bé: “gặp những trường hợp thế này phải đi thật nhanh nghe con, giúp họ rắc rối lắm đó ”

Một tháng sau, mẹ và bé gặp tai nạn. Mọi người cứ đi ngang bỏ mặc hai mẹ con.
Lết được về tới nhà, người chồng lo lắng hỏi hai mẹ con bị sao không? Người mẹ nhăn nhó phàn nàn: “mình gặp tai nạn mà chẳng ai giúp mình cả, sao xã hội bây giờ vô cảm quá”
Đứa bé nói “ như vậy là vô cảm hả mẹ, lần trước mẹ cũng dặn con làm vậy mà”

Như thế câu chuyện vô cảm đã bắt đầu từ chính sự vô cảm. Giống như tên gọi của nó, vô có nghĩa là không có hay có mà rất ít, cảm nghĩa là tình cảm, là sự cảm thông. Sống trên đời này mà không có tình cảm và sự cảm thông nhau thì thật đáng buồn. Bệnh vô cảm này có thể là vô cảm với xã hội xung quanh mình nhưng cũng có thể là với chính mình. Bệnh này có thể bắt nguồn từ di truyền tâm thức nhưng thường là từ sự giáo dục. Một xã hội hay gia đình mà có sự giáo dục tốt thì thường ít sinh ra những người vô cảm. Hậu quả là đứa con vô cảm thì thường sẽ bất hiếu cả với cha mẹ nó, và con người vô cảm thường cũng dễ bị cô lập trong xã hội… 

Trong tâm thức con người chúng ta có đầy đủ thiện và ác cân bằng (nhân cho sơ tính bình đẳng) do vậy yêu thương và sự vô cảm cũng nằm sẵn trong chúng ta. Tâm tính, sự nhận thức và hành động của con người đều do tâm thức điều hành. Khi chúng ta kích hoạt năng lực nào thì chúng ta có khả năng đó, vì vậy chúng ta hãy kích hoạt sự yêu thương cho chính mình và dạy dỗ con cháu, học trò mình điều đó. Đôi khi chỉ là bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như nghe nhạc trữ tình, nuôi thú cưng và trồng cây cảnh… sau đó là quan tâm tới người thân nhất rồi đến mọi người xung quanh. Hãy hiểu rằng cái gì mình cho đi tức là mình sẽ nhận lại, vì đó chính là sự cân bằng. 

(Giác tử)

icon gio hang 0