Kiến Thức

HÀNH TRÌNH GIEO HẠT (51): 10 DẤU DIỆU CỦA BỆNH TỰ KỶ Ở TRẺ EM

Ít gây đau đớn về thể xác nhưng lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tinh thần của con người - đó chính xác là những gì bệnh tự kỷ đã và đang gây ra cho trẻ em hiện nay. Vì thế bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta các dấu hiệu của bệnh tự kỷ được cho là cơ bản và dễ thấy nhất ở trẻ.

Trẻ em bị tự kỷ thường cô lập với mọi người xung quanh

Trẻ em bị tự kỷ thường cô lập với mọi người xung quanh

Bệnh tự kỷ là gì?

Bệnh tự kỷ là căn bệnh khiến con người gặp khó khăn trong giao tiếp. Căn bệnh này gồm nhiều triệu chứng, hành vi và mức độ suy giảm, gây những hạn chế trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh cạnh đó, tự kỷ còn khiến người bệnh bị suy nhược nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong số 7% trẻ em tàn tật ở mọi cấp độ (trong độ tuổi <15), có đến 40% trẻ em mắc chứng tự kỷ. Con số đáng ngại hơn nữa là hàng năm, có đến 3000 trẻ em điều trị chứng bại não và tự kỷ tại viện Châm cứu Trung Ương. Thống kê cũng cho biết thêm, các trẻ em thành phố mắc chứng bệnh này nhiều hơn trẻ em ở vùng nông thôn.

Vì sao các trẻ em lại mắc chứng tự kỷ?

Nguyên nhân mắc chứng tự kỷ ở trẻ em

Các bệnh liên quan đến tinh thần thường không do một yếu tố đơn lẻ nào gây ra mà là tập hợp nhiều yếu tố khác nhau. Theo khoa học, những nguyên nhân chính gây ra chứng tự kỷ thông thường là:

Bộ gen

Không ít các nhà nghiên cứu, bác sĩ cho rằng, bộ gen cũng ảnh hưởng đến chứng tự kỷ ở trẻ em. Các bộ gen này thường là những bộ hiếm gặp như hội chứng bộ nhiễm sắc thể X dễ gãy, hội chứng Williams,…

Có thành viên trong gia đình bị tự kỷ

Trong một gia đình, nếu anh/chị/em của trẻ mắc phải chứng tự kỷ thì khả năng bị tự kỷ của đứa trẻ đó sẽ tăng lên đến 19%.

Nếu có anh chị em mắc bệnh tự kỷ, trẻ cũng sẽ dễ mắc bệnh hơn các đứa trẻ bình thường khác

Nếu có anh chị em mắc bệnh, trẻ cũng sẽ dễ có dấu hiệu của bệnh tự kỷ hơn các đứa trẻ bình thường khác

Một nghiên cứu trên cặp anh em sinh đôi khác trứng cho thấy, trường hợp người anh mắc chứng tự kỷ thì có đến 31% người em cũng sẽ bị tương tự. Điều này cao hơn ở cặp song sinh cùng trứng khi dấu hiệu của bệnh tự kỷ thường thấy lên đến 77%.

Yếu tố môi trường

Những trẻ em sinh ra với bộ gen khác thường thì căn bệnh tự kỷ sẽ chỉ bộc phát nếu tiếp xúc với các chất cồn hoặc một vài loại thuốc như muối Natri Valproate ngay khi còn trong bụng mẹ.

Do tổn thương não hoặc não kém phát triển

Những đứa trẻ bị tai nạn gây chấn thương não hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đều dễ có dấu hiệu của bệnh tự kỷ:

  • Sinh non trước 37 tuần.
  • Cân nặng khi sinh dưới 2,5 kg.
  • Ngạt hoặc thiếu ô xy não khi sinh.
  • Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa.
  • Vàng da nhân não sơ sinh.
  • Chảy máu não – màng não sơ sinh.
  • Nhiễm khuẩn thần kinh như: viêm não, viêm màng não.
  • Thiếu ôxy não do suy hô hấp nặng.
  • Nhiễm độc thủy ngân.

Theo khía cạnh khác, nguyên nhân gây bệnh tự kỷ của trẻ em là do rối loạn thông tin thần kinh do mất cân bằng từ tâm thức. Những rối loạn tâm thức từ tinh trùng và trứng của cha và mẹ là nguyên nhân thường có gây chứng tự kỷ ở con cái. Thời kỳ mang thai người mẹ bị trầm cảm và lo lắng cũng làm tăng tỷ lệ tự kỷ ở con cái…

 Vậy, làm thế nào để biết trẻ bị tự kỷ để điều trị kịp thời?

10 dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em

1. Ít tiếp xúc với xã hội

Đây là dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em được thể hiện rõ ràng nhất. Những trẻ em bị tự kỷ rất sợ tiếp xúc với xã hội, với mọi người xung quanh bằng hành động, ánh mắt,… và thường cô lập với những người khác. Với các trẻ em dưới 1 tuổi, biểu hiện tự kỷ thường có biểu hiện như không cười ở tháng thứ 3, không phản ứng sợ hãi trước người lạ hoặc môi trường xa lạ ở tháng thứ 8,… Thậm chí, trẻ còn không nhận biết được ai là người quan trọng như ba, mẹ hoặc những người thân trong gia đình.

2. Có hành vi chống đối

Dấu hiệu của bệnh tự kỷ còn thể hiện ở việc trẻ em rất thường hay chống đối với môi trường xung quanh. Cảm xúc rõ rệt nhất ở trẻ em có hành vi chống đối là tỏ ra sợ hãi hoặc giận dữ, kích động nếu các đồ dụng, vị trí của các đồ vật trong nhà bị thay đổi.

3. Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp

Rối loạn ngôn ngữ khi giao tiếp là biểu hiện rõ rệt ở trẻ bị tự kỷ. Với biểu hiện này, trẻ em thường bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, âm thanh vô nghĩa hoặc những tiếng kêu lặp đi lặp lại. Rối loạn ngôn ngữ khi giao tiếp còn được thể hiện qua cách phát âm, dùng sai cấu trúc câu từ, câu nói đơn điệu, ngắn và đôi khi không thể hiện được nội dung,…

4. Hành vi lặp đi lặp lại

Nếu gặp các vận động lặp lại những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt trong thời gian kéo dài đến 6 tháng, lắc đầu, lắc lư thân mình hoặc đánh hơi như hít, ngửi đồ vật, thức ăn,… thì đó là một dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ.

5. Thích chơi một mình

Những đứa trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, đến những nơi vui chơi, thậm chí có trẻ còn hiếu động, nói chuyện không ngừng. Nhưng, các trẻ em tự kỷ thì lại chỉ thích chơi một mình trong không gian riêng với những đồ chơi đặc biệt như con búp bê, gấu bông, mèo,… Nếu bị lấy đi “người bạn thân thiết”, trẻ sẽ lập tức phản ứng dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó là lầm lì.

Những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ thường cô lập với môi trường và chỉ thích chơi một mình

Những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ thường cô lập với môi trường và chỉ thích chơi một mình

6. Rối loạn ăn uống

Triệu chứng này thường xuất hiện sớm ở trẻ em bị tự ký như ói mửa, chán ăn, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể sẽ từ chối những thức ăn không được băm nhỏ hoặc thích các thức ăn từ sữa.

7. Vận động chậm

Một trong những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em chính là vận động chậm chạp do trẻ bị giảm trương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn trương lực cơ.

8. Hành vi kỳ lạ

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ như đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn, lắc lư, đu đưa thân người,… Các hành vi này có thể gián đoạn, tự chủ hoặc liên tục. Bên cạnh đó, trẻ còn có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, nhổ tóc, cào cấu bản thân,…

9. Khiếm khuyết về trí tuệ

Khoảng 40% trẻ bệnh tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55, trong đó có 30% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ. Theo một thống kê cho biết, chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường.

10. Gắn bó một cách bất thường

Một trong những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em dễ bắt gặp nhất chính là trẻ gắn bó với những đồ vật vô tri vô giác. Trẻ quan tâm đến những chi tiết, hình thức đặc biệt của một số đồ vật mà không quan tâm đến công dụng thực sự của nó.

>> Đọc thêm: Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ

icon gio hang 0