Kiến Thức

HÀNH TRÌNH GIEO HẠT (55): KHAI NGỘ ĐỐN GIÁO


Sắc tức thị Không - Không tức thị Sắc là một trong những câu khẳng định nổi tiếng nhất của đạo Phật.

Hiểu theo nghĩa đen: Tất cả mọi thứ, từ thiên hà vũ trụ, phật, thánh, người, ma quỷ… đều từ Không mà ra. Và cũng vậy, tất cả cuối cùng sẽ trở về Không. Khi hiện bày là Có, khi biến mất là Không, thật đơn giản!

Vậy thì chúng ta đang tụng niệm kinh kệ mỗi ngày, chúng ta cúng lạy Phật mỗi khi làm lễ là để làm gì, ý nghĩa thực sự của việc này là gì, chẳng lẽ chúng ta thờ cúng cái tượng gỗ hay tôn thờ cõi mông lung là Không?

Đốn giáo là một pháp của đạo Phật. Đốn giáo chỉ ra rằng con người là trung tâm của vũ trụ và tự tánh đi theo của con người chính là tánh Phật, vậy mới có câu: “thấy Tánh thành Phật”. Vì là trung tâm nên mọi vui buồn, sướng khổ, thiên đàng địa ngục… đều là do chính con người tự tạo ra.

Theo đốn giáo của Phật giáo thì tất cả mọi nghi lễ, ảnh tượng, bùa phép, câu kinh… đều mang tính tượng trưng cho những cái mà nó đại diện. Khi chúng ta đi lễ, khi chúng ta trang nghiêm trước tượng ảnh, khi chúng ta thả tâm hồn vào lời kinh, tiếng nhạc… thì nghĩa là ta đang hướng đến một hình ảnh thánh thiện, lấy thánh nhân làm gương, lấy lời dạy của họ làm đường chỉ lối cho con đường sống của chính mình, đặc biệt là giữ gìn đức tin.

Ảnh hưởng của những hành động đó đến với chúng ta khá rõ nét, chúng ta cần hiểu là mọi trạng thái của con người như: thánh, người, ma, hiền, dữ, thông minh, ngu độn, ác, thiện… đều nằm sẵn trong tâm thức hay siêu thức của mỗi chúng ta. Khi được một năng lực thích hợp kích hoạt thì tự nhiên những năng lực trạng thái ấy xuất hiện trong ta và thế là có kết quả. Cái năng lực kích hoạt ấy thường đến từ tôn giáo, mỗi tôn giáo đều có năng lực riêng phù hợp, và cũng có thể đến được do chúng ta tự kích hoạt. Vâng chính xác là thế đó, cái mà bạn cầu xin thần linh mà thấy có được ấy đến từ chính siêu thức của bạn, bởi vì năng lực thần linh ấy đang nằm trong bạn, tất cả mọi người, từ người âm đến người dương đều đang nằm sẵn trong bạn, bạn chỉ việc kích hoạt lên nhờ qua tôn giáo mà thôi!.        

Đốn giáo của phái Thiền tông Phật giáo cũng vẫn sử dụng các quan niệm và phương tiện của đạo Phật như tính Không, nhân quả, thiền định, tứ diệu đế và giới luật… làm chỗ dựa để tu tập. Riêng quan niệm phật tánh là vô sanh vô diệt, vô khứ vô lai, tự nhiên có sẵn mà bất cứ loài sinh vật có trí nào cũng có cho nên không có sự tái sinh luân hồi của linh hồn. Lý luận là khi mọi thứ, kể cả linh hồn đều là Không thì cái gì sẽ luân hồi, hay là mọi thứ luân hồi trở về Không, tức quay trở về xuất phát điểm của vạn sự? Nếu thế thì ý nghĩa của việc tái sinh của thiền tông đã khác theo cách hiểu thông thường rồi. Đó là điểm khác biệt so với các pháp môn khác cùng trong hệ thống đạo Phật.

Giáo lý Thiền tông rất đơn giản thể hiện qua bài thơ rất nổi tiếng sau:

Bất lập văn tự,
Giáo lý riêng truyền:
Trực chỉ chân tâm,
Kiến tánh thành Phật!

Về sau một thánh nhân vô tiền khoáng hậu của lịch sử Phật giáo là lục tổ Huệ Năng đã soạn giảng chi tiết nội dung bằng lập sách Pháp bảo đàn kinh còn lưu truyền đến nay là đã gần 1500 năm. Hậu thế còn biết đến Thiền tông Phật giáo cho đến nay chủ yếu là nhờ công lao của Ngài.

Giác tử  

icon gio hang 0