Kiến Thức

HÀNH TRÌNH GIEO HẠT (66): CÂN BẰNG TRONG KHỦNG HOẢNG

FacebookTwitterPinterestGoogle BookmarkThêm...

Khủng hoảng hay hài lòng là hai thái cực trạng thái tâm lý quan trọng. Thường thì chúng ta chỉ thích cái mà mình thấy hài lòng, thuận lợi nhưng mà hình như là càng ngày chúng ta đang phải đối mặt với khủng hoảng nhiều hơn thì phải?. Bởi vậy bài viết này có chuyên đề về sự khủng hoảng. 

Đầu tiên chúng ta phải tập thói quen nhìn nhận ra nguyên nhân gây ra khủng hoảng, bởi bất cứ thứ gì xảy ra cũng đều phải có nguyên nhân của nó chứ.

Nếu là chuyện xã hội thì ta có khủng hoảng do chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, chính sách quản lý nhà nước, khủng hoảng kinh tế… gây ra đau khổ và mất mát như dân chúng đói nghèo, phá sản doanh nghiệp, tử trận, thương tật, chết dịch…

Nếu là cá nhân và gia đình ta có bệnh tật, thất nghiệp, đói rách, con hư, gia đình tan vỡ, mất quan hệ bạn bè, mất tài sản, mất người thân yêu, áp lực gia đình và công việc quá sức chịu đựng, ác luận xã hội…      

Vì thế mà chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều những vụ tự tử, những vụ giết chóc hàng loạt, tình trạng nghiện rượu và ma túy… hay trong các trại tâm thần bệnh nhân ngày càng đông, bệnh tự kỷ và trầm cảm tăng dần đều gây quá tải ở các bệnh viện tâm thần… Đó chính là hệ quả của cuộc sống hiện đại phức tạp mà loài người đang tự gây ra cho chính mình. Chúng ta đang sống quá áp lực và khi không giải tỏa được là lập tức mất cân bằng ngay nên đã dẫn tình trạng xã hội như trên.  

Bạn có chú ý thấy rằng, cái may mắn lợi ích thường đến với ta chậm theo cấp số cộng, nhưng cái mất đi lại nhanh chóng tính theo cấp số nhân không. Ví như chúng ta cộng dồn mỗi ngày tiền lãi kinh doanh và phải để dành nhiều năm để mua được một căn nhà nhưng một cơn động đất cướp của ta đi căn nhà ấy chỉ vài phút vậy. Chi phí riêng cho dịch bệnh covid 19 hiện nay trên toàn thế giới đã lên tới hàng chục ngàn tỷ đolla vẫn chưa dừng lại là tài sản của toàn thế giới làm ra cả một năm trời.

Để giải quyết vấn đề hóc búa này, không có phép mầu nào từ Thượng đế có thể giúp ta giải thoát việc này. Mọi thứ trong cuộc sống đang vận hành như thế, chúng ta hãy sống thực tế, đừng lý thuyết suông. Để giải quyết vấn đề này, trong hiện tại và tương lai phần lớn là do ta phải tự cứu lấy mình, làm tuần tự như sau:

-Hãy cố gắng tranh thủ làm việc hết sức mình khi có điều kiện tốt và tích lũy tài sản.

-Hãy sống tiết kiệm đơn giản hơn đi, đừng chạy đua theo vật chất và danh vọng nữa.

-Hãy sống chậm lại và suy nghĩ tích cực hơn, tự biết hài lòng dù gặp hoàn cảnh nào.

-Hãy rèn luyện ý chí và sức chịu đựng bằng cách quán tưởng đến sự vô thường trong cuộc sống và thỉnh thoảng lại thử nhịn ăn vài ngày. Bạn có thể bắt tay ngay vào việc tập thiền định để tâm trí mình được thư giãn và luôn chính xác khi ra quyết định.

Đó là những gì mỗi người chúng ta phải làm thường xuyên trong cuộc sống để ngăn ngừa khủng hoảng. Nhưng một khi đã lỡ sa vào khủng hoảng thì chúng ta phải biết tìm cách thoát ra bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, đối đầu với sự thật cho dù sự thật ấy tàn nhẫn đến đâu đi nữa. Một khi bạn dám dũng cảm (và buộc phải dũng cảm), nỗi sợ hãi sẽ vơi đi và bạn sẽ sáng suốt hơn để cân bằng với từng câu chuyện đã dẫn đến vấn đề này. Giải quyết từng chuyện một, cân nhắc thiệt hơn để chấp nhận hy sinh hợp lý nhất: cái gì chữa được thì sửa lại, cái gì mục rữa cắt bỏ quách một lần cho xong, vậy là chúng ta đã làm chủ được tình hình.    

Khi bạn làm chủ được bản thân mình rồi thì mọi chuyện đều đơn giản thôi. Làm chủ bản thân không hề dễ dàng nhưng là cái mà ai cũng có thể làm được, đó chính là công đức và bạn sẽ thụ hưởng phước đức đến sau đó theo nguyên lý cân bằng. 

icon gio hang 0