Kiến Thức

HÀNH TRÌNH GIEO HẠT (9): CÂN BẰNG VÀ HỆ TƯ TƯỞNG

Tư duy của con người dựa vào hai nền tảng hệ tư tưởng chính, đó là hướng về duy tâm bên trong con người tạm gọi là âm và hướng về thế giới tự nhiên gọi là duy vật tạm gọi là dương. Trong mỗi chủ đề lớn này, ta tiếp tục đi vào các chủ đề nhỏ hơn:

A-  Hệ duy tâm chủ yếu hướng về cá nhân nên gọi là âm, lại có hai trường phái, đó là hướng về các trạng thái tinh thần thanh tịnh tạm gọi là âm và trạng thái tinh thần hoạt động tạm gọi là dương. Những ai có tinh thần hoạt động thường thích các tôn giáo động vì hay tập hợp, hội họp đông người như các đạo hướng Thượng đế (Thiên chúa, Tin lành, Hồi, PLC...); còn những ai có tinh thần thanh tịnh lại thường có khuynh hướng theo Thiền, Phật, Đạo giáo...

B- Hệ duy vật phần nhiều hướng về xã hội nên gọi là dương, lại bao gồm các tư tưởng thuần khoa học xã hội tạm gọi là âm như Khổng giáo, Max, Hegen, Platon… và thuần khoa học tự nhiên tạm gọi là dương như Darwin...

Chúng ta tạm chia như vậy để phân tích chứ thật ra thì mọi hệ tư tưởng trong thực tế đều giao thoa với nhau, tương tác nhau theo nguyên lý cân bằng âm và dương. Tùy thời và tùy quốc gia mà duy tâm và duy vật hay cá nhân và xã hội, hay thanh tịnh và hoạt động… đều tương tác với nhau ít hay nhiều ở dạng này hay dạng khác để tạo ra một xã hội con người vô cùng đa dạng và phức tạp. Tôn giáo và chính trị lúc thì xa rời, lúc thì gần gũi, mỗi nước lấy tôn giáo khác nhau hay không lấy tôn giáo nào cả làm quốc đạo. Sở dĩ có sự đa dạng tâm thức như trên là do cấu trúc tần số tinh thần của mỗi người khác nhau, tạo nên các nhóm tinh thần khác nhau dẫn đến các xã hội đức tin khác nhau: dù tin vào Thượng đế bên ngoài hay bên trong mình, hay chẳng hề có một Thượng đế nào cả; cũng như người sùng bái đức tin tôn giáo, kẻ tôn sùng khoa học kỹ thuật; người thích tìm kiếm sự thần bí và sự giúp đỡ của thần linh hay kẻ chỉ tin vào chính bản thân mình, tự cứu giúp mình… cũng từ nguyên do tần số tâm thức trên mà ra. Hãy chấp nhận tính đa dạng, đừng mong xã hội chỉ có được một dạng người duy nhất. Thật khó tưởng tượng một xã hội con người chỉ có duy nhất một kiểu dạng tâm thức, bởi có lẽ khi ấy con người sẽ không còn là… con người!   

Câu chuyện giáo dục ở đây là: mặc dù mỗi người sinh ra đã có tần số tâm thức bẩm sinh nhưng vẫn chịu tác động lớn bởi môi trường giáo dục, nên muốn điều chuyển tâm thức thì chúng ta hãy giáo dục sớm từ nhỏ 6,7 tuổi. Nếu hệ tư tưởng nào tác động sớm hơn vào con người thì thường chiếm được cảm tình và hướng tinh thần của người ta vào hệ tư tưởng đó theo nguyên tắc cân bằng. Để thay đổi một hệ tư tưởng đã được định hình từ tuổi 20, 30 là rất phức tạp, đây là điều cần đặc biệt lưu ý.  

icon gio hang 0