Kiến Thức

KHAI SÁNG 1: NGUYÊN LÝ CÂN BẰNG 1 - 2

 

1.Tâm pháp là Chân pháp. Là Tâm đạo. Là Không tánh, là Phật tánh, là Thượng đế tánh… còn tôi  gọi là sự cân bằng.    

Tâm pháp không phải là tôn giáo, triết học hay khoa học. Nó chính là tính chất khách quan hay quy luật vũ trụ chứ không phải là một khái niệm. Hiểu rõ về Tâm pháp là hiểu vũ trụ. Hiểu vũ trụ là hiểu chính mình. Hiểu chính mình là hiểu chân như bản tánh của mình.

Tâm pháp bao trùm mọi thứ, từ vũ trụ bao la đến một hạt nguyên tử, từ nơi cao nhất đến chỗ thấp nhất, từ thế giới vật chất, xã hội, chính trị, tinh thần, thể xác và nhiều hơn thế nữa. Từ căn bản của Tâm pháp mà sinh ra vạn pháp, tức sinh ra các tôn giáo, triết học và khoa học. Vạn pháp là một pháp. Một pháp là vạn pháp. Rồi cái ta gọi tên là Pháp đó cũng không có thật vì tất cả mọi sự cũng đều là từ Không mà sinh ra. Cái pháp không thật đó bao gồm hết gọi là tâm pháp.

Tâm pháp là tính chất cân bằng khách quan của vũ trụ và được khám phá từ ít nhất 5000 năm trước. Theo kinh dịch ta đã có khái niệm từ thái cực sinh đôi ra lưỡng nghi, lưỡng nghi giao hợp thành tứ tượng, tứ tượng biến thành bát quái, bát quái thành các quẻ, tức các pháp, là tất cả mọi thứ trong vũ trụ. Theo đạo Thiên chúa giáo ta thấy thượng đế (là thể duy nhất) tạo ra Người (tượng trưng cho vạn vật) đầu tiên được tạo thành bởi một thể duy nhất, sau đó từ thể này biến thành giống đực và giống cái (nhị phân) từ cái xương sườn của một người, sau đó sự hợp nhất của nhị phân (ăn trái táo cấm) để sinh sôi nảy nở ra con cái của chúng, tức sinh ra mọi thứ trên đời. Còn theo đạo Phật cũng vậy, vạn vật được tạo ra từ hư không (ngôn từ khác để chỉ thượng đế), từ hư không sinh ra vạn pháp, tức sinh ra mọi thứ trong vũ trụ. Chúng ta ngày nay có từ nhị phân, nhị nguyên, và ứng dụng để việc viết ra các chương trình phần mềm máy tính…Quy tắc của sự phân đôi là để tạo sự cân bằng, và đây là điều quan trọng nhất. Sự mất cân bằng tạm thời là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của vạn vật, nhưng ngay sau đó là sự cân bằng để vạn vật phát triển. Nếu sự vật mà cân bằng vĩnh viễn thì sẽ là cái chết; còn mất cân bằng liên tục sẽ đồng nghĩa là sự phá hủy- cũng dẫn đến cái chết. Nếu không có sự phân hai nhị phân thì sẽ không thể tồn tại thế giới vật chất.  Vì thế mới có lý thuyết về sự thống nhất của hai mặt đối lập (Cácmác) là vậy. Cân bằng là nhân của mất cân bằng và ngược lại là hai quá trình liên tục đổi chỗ cho nhau giúp cho sự tồn tại và là động lực của mọi sự phát triển.   

2. Hiểu được Tâm pháp, trí tuệ con người vượt qua những khả năng bình thường để đạt trí tuệ siêu việt. Rất nhiều phát minh có được nhờ Tâm pháp. Ví dụ đức Phật có thể nhìn thấy vạn triệu vi trùng không phải bằng kính hiền vi như thời bây giờ. Đức chúa Giê su, nhà tiên tri Mohamet Ali, bà Vanga và một số người có khả năng giao tiếp với thế giới Tâm Linh. Đây là những bằng chứng sống. Tâm pháp giúp tôi thấy ánh sáng thật sự không có vận tốc, không có sự giãn nở liên tục của vũ trụ, nó có thể lý giải hầu như mọi vấn đề, từ lỗ đen vũ trụ đến…linh hồn người chết – mặc dù tôi không là nhà khoa học chuyên nghiệp.

Nếu áp dụng tâm pháp trong việc cá nhân như kinh doanh, tạo dựng các mối quan hệ trong xã hội và gia đình… cũng có thể đem lại thành công bất ngờ. Bạn có thể trở nên giàu có, nổi tiếng, có quyền lực…nếu bạn muốn.

Tâm pháp cũng giúp các bạn biết tự cân bằng chính mình trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, tức làm cho bạn luôn sống trong an vui tự tại.

Tâm pháp cũng giúp cho bạn về mặt sức khỏe, cân bằng các trạng thái của thân và tâm, tăng cường sức chịu đựng…trong cuộc sống.

Tâm pháp sẽ đem lại cho bạn nguồn sinh lực trí tuệ mới để bạn có thể nhìn ra chân lý thật sự của những tư tưởng mà bạn đang theo đuổi.   

Đặc biệt nhất là lĩnh hội và thực hành Tâm pháp thật là đơn giản. Giáo lý chỉ là “bạn hãy sống cân bằng”, do không phải là môn phái nên không có lễ nhập môn, bái thầy, không có kinh kệ, không thờ cúng ảnh tượng, không cần niệm chú và bắt buộc tin vào đấng tối cao riêng nào đó nên không ảnh hưởng tới người có tôn giáo, lại rất tiết kiệm, có thể thực hành mọi lúc mọi nơi, đem hiệu quả tức thì, mọi người đều có thể tập mà không mâu thuẫn bất kỳ hệ tư tưởng xã hội nào và việc luyện tập mang tính cá nhân cao.

Thực hành Tâm pháp cũng không cần thiết phải có những phương tiện hình thức như có nơi tập trung lớn, thực hành tập thể. Mỗi người tự Thiền tập ở nhà. Cũng không cần phải có thầy dạy, vì chính bạn là thầy mình. Bạn hãy nắm nguyên lý cân bằng thông qua nội dung sách giảng hay qua chỉ dẫn của người đã tập rồi tự tập. Hãy sống như đang sống, nghĩ như đang nghĩ nhưng tất cả hoạt động hàng ngày của bạn như thể dục, ăn uống, suy nghĩ, tâm linh…chú ý lồng thêm quan điểm cân bằng của Tâm pháp vào là xong.        

Vậy chúng ta thật sự có khả năng áp dụng như vậy không. Hoàn toàn có thể. Với điều kiện chúng ta phải thấu hiểu và chịu khó thực hành Tâm pháp.


(trích từ Tâm pháp - nguyên lý cân bằng ...)  

icon gio hang 0