Kiến Thức

KHAI SÁNG 12: NGUYÊN LÝ CÂN BẰNG 41 -> 43

41.Sự đau khổ: Khi mọi sự đau khổ đến với chúng ta, dù là do chủ quan ta tự tạo hay khách quan bên ngoài mang lại, dù muốn hay không ta cũng phải đối mặt với nó. Không nên trốn chạy hay lảng tránh sự việc, vì càng trốn chạy nó càng đeo bám bạn. Chắc chắn mọi cái xảy ra đều có nguyên nhân mất cân bằng nên hãy tìm nguyên nhân nó phát sinh và tìm hướng giải quyết tận gốc rễ.  Luôn giữ tâm thanh tịnh trong mọi trường hợp để giải quyết công việc quan trọng này. Phải tự nhủ rằng có buồn rầu cũng chẳng giải quyết được việc gì và đầu tiên phải tự xem lại lỗi của chính mình. Hãy biết sẵn sàng chấp nhận mọi hoàn cảnh với một cái tâm quân bình, dù tốt hay xấu và tìm cách lập lại sự quân bình chính là hiểu rõ về tính không vô thường của sự việc. Làm được điều này sẽ có nhiều lợi ích đến với thân và tâm chúng ta, đó chính là tâm pháp. 

42.Sự sợ hãi: Thường thì chúng ta có thể chiến thắng cái bên ngoài ta nhưng lại không thắng được chính mình. Nguyên nhân bởi vì chúng ta luôn bị sự sợ hãi đeo đuổi. Chúng ta sợ chết, sợ nghèo, sợ tan vỡ...và sợ đủ thứ trên đời này. Sự sợ hãi đó làm ta luôn tìm cách co rút mọi thứ về mình và sinh ra tính tham lam. Đến lượt tính tham lại phát triển thành Sân và Si. Hãy chiến thắng nỗi sợ của mình thì tham sân si cũng sẽ tự nhiên biến mất. Điều này cũng có nghĩa ta phải tự lập lại sự quân bình trong tâm của mình. Đừng cố gắng trốn tránh sự sợ hãi, hãy nhìn thẳng vào nó thì bạn sẽ hết sợ nó. Khi cần thiết, bạn hãy tự ý nhịn ăn 3-5 hoặc 7 ngày liên tiếp nếu có thể, chỉ cần uống nước lọc thôi. Cơ thể bạn sẽ mệt lả. Bạn đừng chú ý tới vấn đề này. Hãy để tâm thanh tịnh. Trong môi trường càng cận tử, bạn sẽ thấy được chân lý chẳng có gì đáng sợ cả. Bạn sẽ cười vào nỗi sợ trước đây của mình, bởi vì lúc này bạn mới thật sự hiểu được cái chữ vô thường cuộc sống. Bây giờ ngay cả cái chết mình còn dám đối diện thì còn cái gì đáng để sợ nữa. Sau đó bạn sẽ có một cuộc đổi mới về Tâm. Hơn nữa, lúc  bạn nhịn đói như vậy, cơ thể bạn sẽ được thanh lọc, tất cả những thứ thừa thãi, độc tố mà cơ thể ta tích lũy lâu nay sẽ được đốt cháy, bạn sẽ sụt vài kg và như thế lại tốt hơn cho thân xác bạn vì bạn đang lập lại sự quân bình cho nó, đó chính là tâm pháp. 

43.Sự phiền não: đầu tiên phải tự hỏi tại sao bạn bị phiền não. Theo tôi thì do  con người thường thích chạy theo ngoại cảnh và theo đua ngoại cảnh, mà ngoại cảnh thì lại thường hay thay đổi nên ta không thể kiểm soát được, vì thế làm chúng ta luôn mất Cân bằng do cứ phải chạy theo đáp ứng “cái muốn” của mình. Nếu bạn cũng nhận thức được như vậy, chúng ta chỉ cần trụ thân và tâm mình lại, hãy là trung tâm để ngoại cảnh xoay quay mình, rồi dùng trí tuệ thanh tịnh bình đẳng để quán chiếu và suy xét mọi sự. Như thế là ta đã làm chủ được bản thân, hệ quả là sẽ làm chủ được ngoại cảnh. Hãy làm chủ ngoại cảnh, đừng để ngoại cảnh làm chủ mình. Bạn hãy là trung tâm để vạn sự quay xung quanh, giống như là mặt trời để các hành tinh quay xung quanh, đây chính là cân bằng mềm và như thế bạn sẽ không còn phiền não. Tại sao vậy?

Vì khi bạn làm chủ được cuộc đời mình thì sẽ làm chủ được tất cả mọi thứ xung quanh, thì dù xung quanh ta có xảy ra điều gì, dù tốt hay là xấu, thân tâm bạn vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Bạn sẽ không còn chạy theo các cám dỗ của tiền bạc, danh vọng và địa vị. Sự việc tới chúng ta bình thản đón nhận, nếu nó không tới được với mình thì cũng chẳng phiền lòng. Nghĩa là ta làm chủ được cảm xúc. Bạn sẽ có lòng từ bi rộng mở bởi vì tâm bạn luôn cân bằng (định). Bạn cũng có trí tuệ sáng suốt bởi tâm bạn luôn thanh tịnh quán chiếu (thiền). Như thế đó, khi bạn có đủ lòng từ bi, trí huệ và sự thanh tịnh thì bạn là người đã được giải thoát khỏi vạn sự phiền não. Đó chính là tâm pháp. Cái đó còn gọi là thiền định.

icon gio hang 0