Kiến Thức

KHAI SÁNG 15: HÀNH ĐỘNG

Sách vở trường lớp cung cấp cho chúng ta kiến thức chung, nhưng nếu chúng ta chỉ học hành lý thuyết mà không hành động gì cả thì nguyên lý cân bằng cũng chẳng có ích gì nhiều cho cuộc sống. Mục tiêu của chúng ta là thành công trong công việc, là sống hạnh phúc và có được nhiều sức khỏe… bởi thế chúng ta cần phải cân bằng cho được giữa Thân và Tâm của chính mình. Tâm ta phải lành, phải sáng suốt, phải luôn được thanh tịnh nên ta cần giữ gìn đạo đức, tôn giáo và thiền định… có thể ích lợi với chúng ta cho việc chăm sóc Tâm này. Còn Thân thể chúng ta phải rèn luyện thế nào, dinh dưỡng ra sao, chăm sóc cho sức khỏe để hạn chế bệnh tật… cũng đòi hỏi chúng ta biết giữ cân bằng.

Muốn có thân thể khỏe mạnh thì nhu cầu vật chất và các mối quan hệ rất quan trọng, bởi vậy mọi công việc làm của chúng ta hàng ngày cần chú ý đặc biệt việc giữ cho được sự cân bằng nếu chúng ta không muốn mất gia đình, mất bạn bè, mất tài sản, mất công việc. Bình thường thì chúng ta thường ít quan tâm chú ý đến các quan hệ tương tác của mình với môi trường xung quanh. Đa số chúng ta sống theo bản năng riêng, tức là theo cái tôi của mình, rồi cho đến khi gặp sự cố thì không biết làm sao để gỡ ra. Ví dụ trong làm ăn bạn lỡ vay quá đà, khi gặp khó khăn kinh doanh lấy tiền đâu ra trả? Lại vay, thậm chí vay nóng để trả ư? Cứ thế bạn sẽ lún tiếp vào vòng luẩn quẩn mới và có khi còn tệ hại hơn. Ví dụ khác bạn sống làm sao để cho mọi người ai cũng không ưa mình thì ai sẽ giúp đỡ bạn lúc bạn khó khăn?

Để thành công trong cuộc sống chúng ta phải cân bằng trong rất nhiều việc khác nhau nhưng có liên quan với nhau. Chỉ một mắt xích trong chuỗi dây liên kết không tốt là cả câu chuyện sẽ có vấn đề, thậm chí là đứt gãy công việc ngay. Bạn biết ngôi nhà bạn có rất nhiều cột chịu lực, cột này gánh lực cho cột kia thì tòa nhà mới đứng vững. Ấy vậy mà chỉ cần gãy một cột thôi là cả căn nhà bạn sẽ có vấn đề, nhẹ thì nhà bị yếu đi còn nặng thì sụp cả căn nhà luôn. Chúng ta luôn chú ý đến điều này để đừng phải trả giá rồi mới biết nhé, bởi vì sự thành công cần rất nhiều nỗ lực nhưng cái thất bại chỉ hỏi thăm chúng ta trong “tíc tắc”. 

Tuy vậy việc mất cân bằng cũng rất quan trọng, vì nó là động cơ để thúc đẩy phát triển. Ít ai tự nhiên đập căn nhà mình đang ở trừ khi nhà bị hư hỏng hay chúng ta muốn xây mới vì một mục đích khác. Vấn đề của người thông minh là phải biết kiểm soát được việc mất cân bằng và thậm chí là mất cân bằng chủ động.

Về mặt Tâm thức, chúng ta cũng cần thiết chú ý cân bằng một cách khoa học chứ nếu không thì coi chừng “lợi bất cập hại”. Không thể phủ nhận rằng niềm tin và đức tin có sức mạnh to lớn nên các tôn giáo triệt để tận dụng điều này để lôi kéo xã hội. Ngoài mặt lợi ích là đem lại cho người ta sự an tâm, an ủi và đạo đức thì có nhiều tôn giáo cũng đem lại tác hại to lớn cho xã hội con người như truyền bá đức tin sai lạc, mê tín dị đoan, cổ vũ tự sát tập thể… Ví dụ trong dịch bệnh covid đang hoành hành khắp nợi trên thế giới hiện nay, trong khi khoa học kêu gọi giãn cách xã hội thì một số các đạo sư đã tụ tập tín đồ để cầu nguyện bề trên cứu giúp, kết quả là các tín đồ bị nhiễm bệnh, thậm chí có người đã chết. Kinh khủng hơn nữa là những người bị bệnh lại được đạo sư chữa bệnh bằng phương pháp gọi là “niệu liệu pháp”, tức cho uống nước tiểu của người hay bò, trét phân bò lên khắp người để tiêu diệt vi rút, có lẽ họ cho là phân bò chứa điều huyền diệu tâm linh gì đó, kết quả là bệnh càng lây nhiễm nặng nề trong cộng đồng và người ta đã chết như rạ. Đó là câu chuyện có thật đang xảy ra vài nơi trên thế giới, nếu đấng tối cao cứu họ được qua sự cầu nguyện thì sự tình đã không xảy ra như vậy. Bởi thế cho nên chúng ta phải kiếm bánh mì từ những giọt mồ hôi lăn trên trán, chúng ta phải tự mình trồng trọt lúa gạo, còn Thượng đế chỉ ban cho chúng ta hạt giống mà thôi, những điều được ghi rõ ràng trong Kinh Thánh như thế mà người ta vẫn có thể tin rằng chỉ cần chăm chỉ ngồi không và nhiệt thành cầu nguyện là sẽ có bánh mì để ăn… thì thật là kỳ lạ. Do đó đức tin cũng phải minh triết, tin cho đúng nơi, đúng chỗ, đúng ý… như thế cũng gọi là cân bằng.

Tâm thức điều khiển con người chúng ta hành động và nó chính là cái làm nên sự sống nên việc giữ gìn, bảo vệ nó là tối quan trọng. Cái quan trọng nhất của tâm thức chính là tinh thần, hay còn gọi là linh hồn của chúng ta. Vấn đề chăm sóc tinh thần sẽ liên quan tới sự sống chết, thành bại, giàu nghèo và số phận của từ mỗi người đến cả một giống loài bởi sự chuyển di thông tin mà chúng ta hay gọi là di truyền, cộng hưởng tần số, nhân quả, nghiệp… Vì thế quan tâm tới giáo dục tinh thần là giữ cân bằng tâm thức một cách căn cơ nhất, cơ bản nhất và cũng thực sự khó nhất.  

Chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng gia đình, thất nghiệp, bệnh tật… thì thời nào cũng có, nhưng có vẻ như cường độ và tần suất xảy ra ngày càng nhiều theo lịch sử loài người và có lẽ đó cũng là hệ quả của xã hội hiện đại. Chính sự mất cân bằng đã thúc đẩy tiến hóa làm cho sự việc xảy ra như thế, bởi thế việc tái lập cân bằng ngày nay thường khó khăn hơn thời trước đây nhiều. Vì khó khăn như thế nên mỗi chúng ta cần có ý thức cân bằng thật sớm để có thể kiểm soát việc mất cân bằng trong tương lai, nên mục đích của sách Tâm pháp của Giác tử cũng thật rõ ràng: xuyên suốt từ đầu đến cuối bộ sách tác giả cố gắng giải thích một cách khoa học nhất có thể tất cả mọi điều có liên quan đến cuộc sống, vũ trụ và xã hội mà có phụ thuộc, liên quan đến sự cân bằng. Sách biên soạn dưới nhiều cấp độ tri thức, có bộ thì cho người bình dân, có bộ thì cho đại học cao học và có sách cho cả những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp.

Việc xuất bản được một bộ sách tử tế đã khó, còn để được xã hội công nhận giá trị của nó càng không hề đơn giản, huống hồ nếu bộ sách ấy lại đến từ một người vô danh. Nhưng cuộc đời có khi là vậy, những cái giá trị lại được đến từ nơi bất ngờ nhất, cũng như nở giữa đầm lầy thì hoa sen mới đẹp vậy!.

Tôi đã từng nằm khóc nhiều đêm vì tiền rỗng túi. Tôi cũng từng được đi ăn nhà hàng, mang giày tây bóng lộn với đôi tất rách. Tôi cũng từng chạy hàng trăm cây số mỗi ngày để tìm kiếm việc làm khi thất nghiệp bằng xe máy mà không có tiền để đổ đầy bình xăng. Giờ đây tôi cảm thấy mình may mắn thành đạt, tôi nghĩ nếu không chia xẻ kinh nghiệm của mình cho xã hội thì sống ích kỷ quá, vì vậy sách Tâm pháp là sách thực hành, từ thiện tâm tác giả mong muốn nó mang lại hữu ích cho người đọc và thực hành theo nội dung của nó. Đơn giản chỉ có thế!.   

icon gio hang 0