Kiến Thức

KHAI SÁNG 2: NGUYÊN LÝ CÂN BẰNG 3 -> 9

 

3.Có nhiều cách thực hành để lĩnh hội về Tâm pháp. Một trong những cách đó là thực hành Thiền định. Thiền định không phải là Tâm pháp. Thiền định là để cho Tâm ta thanh tịnh và cân bằng bình đẳng. Từ cái Tâm thanh tịnh và cân bằng bình đẳng ấy ta sẽ cảm nhận được thực sự Tâm pháp là gì, bởi vì Tâm pháp chính là sự cân bằng. Như vậy thực hành thiền định chính là thực hành Tâm pháp.  

Một khi Tâm pháp đã ăn sâu, trí tuệ sẽ bừng sáng, chúng ta sẽ có cái nhìn khác lạ về vạn vật, đột biến chứ không theo lối tư duy sáo mòn của sự giáo dục. Và đây chính là nguồn gốc của phát minh thiên tài trong bất cứ lĩnh vực nào mà bạn đang theo đuổi: khoa học, chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, tâm linh…

4.Tâm pháp có thể thay đổi hoàn toàn một con người. Có thể biến kẻ trộm cướp thành người lương thiện, có khả năng giải thoát con người khỏi sự sợ hãi, khỏi vòng sinh tử và con người trở nên thánh thiện và bất tử. Đức Phật, chúa Giesu, Mohamet Ali, Lão Tử, Enstein…cùng rất nhiều người khác là những người bất tử vì họ đã thực hành được Tâm pháp. 

Sở dĩ Tâm pháp lại có khả năng siêu việt như thế bởi vì nó là tự tính khách quan, là chân như bản tánh của vũ trụ và của mỗi người chúng ta.? Rút gọn lại Tâm pháp chính là “ sự quân bình toàn thể vũ trụ”. 

5. Sự quân bình trong toàn thể vũ trụ nghĩa là, tất cả mọi thứ hay mọi hiện tượng trong vũ trụ đều phải tuân thủ các quy tắc sau: luôn luôn vận động; và sự vận động ấy luôn phải dao động quanh điểm cân bằng. Tính chất dao động này có thể là dao động ngang với điểm cân bằng ở giữa giống như cái bập bênh hay là dao động tròn với điểm cân bằng là tâm đường tròn. Hai bên của điểm cân bằng ấy gọi là âm dương đối lập nhau. Mọi thứ trong vũ trụ đều do âm dương hay còn gọi là nhị phân chuyển hóa lẫn nhau mà hình thành. Thực tế ta dễ dàng nhận thấy rằng trong tự nhiên có giống đực và giống cái, ngày và đêm, nóng và lạnh…đều là âm dương chuyển hóa kết hợp lẫn nhau và dao động quanh một điểm cân bằng. Lý thuyết thì khi dao động là tuyệt đối cân bằng nghĩa là mọi thứ hợp nhất tại điểm cân bằng thì vạn vật sẽ hợp nhất và không còn hình tướng mà chuyển hóa sang dạng tồn tại khác. Trường hợp này Phật giáo gọi là Tánh không, Thiên chúa giáo gọi là Thượng đế, Đạo giáo gọi là vô vi, khoa học hiện đại gọi là năng lượng. Vì vạn sự đều từ sự cân bằng mà ra nên đạo cân bằng gọi là đại đạo    

6. Xác định được vị trí cân bằng cũng là quan trọng. Vạn vật đều có vị trí cân bằng riêng, đến từng mỗi người chúng ta cũng khác nhau nên đòi hỏi chúng ta phải có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Như vậy xác định điểm cân bằng có 2 cách cơ bản: một đó là vị trí giữa của hai thái cực đối nghịch; hai là sự hợp nhất không có phân cực. Vậy để xác định sự cân bằng trong cuộc sống thì đầu tiên chúng ta phải lấy chính mình làm điểm cân bằng rồi mới xác định được vị trí cân bằng khác trong và xung quanh cuộc sống mình.      

7. Xác định vị trí cân bằng trong thế giới tự nhiên khá đơn giản Ví dụ: điểm cân bằng của thân nhiệt con người là 37 độ C, còn loài gà là 40 độ C; mặt trăng quay quanh điểm cân bằng của nó là trái đất; điểm cân bằng giữa hai trạng thái rắn và lỏng của nước là 0 độ C; điểm cân bằng của giống đực và cái chính là con của chúng. Hoặc các bạn thử nhìn vào cơ thể mình sẽ thấy ta có hai mắt, hai lỗ mũi, hai lỗ tai, hai tay, hai chân …cân xứng với một thân, một mũi, một miệng ở chính giữa làm tâm… còn điểm cân bằng của vật chất và năng lượng chính là vận tốc tới hạn của vũ trụ c = 300 000 kms (công thức e=m. c2 )

8. Xác định vị trí cân bằng trong cuộc sống xã hội loài người là phức tạp hơn. Điểm cân bằng của sự giàu nghèo mỗi quốc gia hay mỗi gia đình đều khác nhau, chưa kể luật pháp từng quốc gia từng vùng miền cũng khác, thậm chí cùng một điểm cân bằng nhưng thời kỳ này thì đúng thời kỳ khác lại là mất cân bằng rồi. Mức sống tối thiểu để có sự cân bằng tại nước Mỹ ví dụ khoảng 2000 đolla (tức 45 triệu đồng Việt nam), nhưng tại Việt nam là hơn 3 triệu đồng. Nhà nghèo chỉ cần có đủ gạo ăn là mừng nhưng nhà giàu thì khác. Đạo Hồi giáo cho phép người đàn ông có 4 vợ trong khi đạo Thiên chúa giáo chỉ cho phép có 1 vợ. Một số phong tục còn tồn tại chế độ mẫu hệ trong khi phần còn lại là chế độ phụ hệ hay bình đẳng. Vì vậy chúng ta phải nhìn trên tổng thể để tìm kiếm điểm cân bằng trong môi trường mình đang sống. Bởi vậy việc làm đầu tiên của mọi sự cân bằng là chính chúng ta phải tự cân bằng trong tâm của chính mình; bởi vì với chính cái tâm cân bằng đó ta sẽ tìm ra chính xác các điểm cân bằng của mọi hiện tượng xung quanh ta. Sự thích nghi với môi trường sống nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của chính mình gọi là sống theo tâm pháp.   

9.Nếu chúng ta cứ nghiên cứu tách riêng từng vấn đề riêng lẻ, chúng ta không bao giờ lý giải được hết mọi thứ trong vũ trụ, bởi vì vũ trụ và vạn vật luôn biến đổi, phát sinh và tiến hóa. Thay vì thế, nếu ta hiểu được rằng vũ trụ được sinh ra từ một cái duy nhất và toàn thể, chúng ta hãy bắt đầu từ đó để nghiên cứu thì tất cả mọi thứ, mọi lĩnh vực từ quá khứ; hiện tại; vị lai đều có thể lý giải được. Bạn có thể chưa tin vào điều này, nhưng với một vài ứng dụng ví dụ sau đây, tôi nghĩ rằng sẽ chứng mình được phần nào những gì tôi muốn nói cho các bạn hiểu. Chỉ cần các bạn hãy tịnh tâm, không có thành kiến để bác bỏ ngay những gì các bạn chưa tin, nếu thấy chưa đúng tôi mong bạn cũng đừng khẳng định rằng nó sai, các bạn cũng không cần phải dụng công cố hiểu những gì đọc mà chưa hiểu, vì sẽ có ngày các bạn hiểu. Tôi chỉ trình bày các ví dụ tổng quát, nhưng lại bao trùm nhiều hiện tượng. Vì thế các bạn chỉ cần quan tâm tới những lĩnh vực bạn cần.

Vậy bây giờ chúng ta hãy thử ứng dụng Tâm pháp vào cuộc sống, bắt đầu từ nghiên cứu khoa học nhé.

icon gio hang 0