Kiến Thức

KHAI SÁNG 20: THIỀN GIÁO

Giáo lý của Thiền vô cùng đơn giản bởi vì mục đích của Thiền là quay về khuynh hướng tự nhiên cơ bản nhất, đó là bản chất tối hậu Không tính.

A-   Về mặt nội dung chỉ là “Kiến tính thành Phật” và “ Tâm tức Phật”.

Phật tính là một từ chỉ cách gọi khác của chân lý hay bản tính của vũ trụ. Những cái gì mà bạn đang thấy và chưa thấy đó chính là vũ trụ và bản chất của nó. Điều này nghĩa là, do mọi vật đều có tính chất nên mọi vật đều có phật tính.

Kiến tính tức là hiểu ngộ sâu sắc về cái gì đó và người nào có khả năng hiểu ngộ như vậy gọi là người kiến tính hay thậm chí có thể thành Phật nếu người đó biết rõ ràng mọi thứ trong vũ trụ. Ngài Thích Ca Mâu Ni là một người như vậy nên mới gọi là Đức Phật.

Các đức Phật, đối với thiền tông của đạo Phật, thì ngoài những con người thật đã trở thành Phật giống Thích Ca thì còn có rất nhiều vị Phật biểu tượng do con người tưởng tượng ra với mục đích tạo ra một hình tượng để tín đồ nhắm tới (thần tượng) mà tu hành, đó có thể là Phật Quán Thế Âm tượng trưng cho tình yêu và lòng từ bi cứu độ, có thể là Phật Di Lặc tượng trưng sự no đủ và hoan hỉ, riêng Phật Thích Ca là có thật thì tượng trưng cho thanh tịnh và trí huệ, những vị Phật biểu tượng ấy cũng giống hệt như ba ông Phúc – Lộc – Thọ mà ta đang trưng bày trong nhà với mong muốn những phúc lộc ấy sẽ đến với ta vậy, và ta cũng có thể gọi ba ông này là Phật Phúc – Phật Lộc – Phật Thọ nếu muốn.   

Bản chất con người không khác với bản chất thiên nhiên vì chúng ta là một thành phần của tự nhiên, do đó hiểu vũ trụ là hiểu con người, hiểu con người là hiểu vũ trụ và người nào kiến tính được vũ trụ cũng kiến tính được cả con người.

Trong con người cái Tâm là chủ đạo nhất vì nó chính là linh hồn, là sự sống và mang lại cái khác biệt cho vật chất thân xác so với những vật chất khác như sỏi đá. Bởi thế để hiểu con người chỉ cần hiểu cái Tâm là đủ và người nào mà thấu hiểu, tức kiến tính tâm người hay tâm mình thì kẻ đó sẽ trở thành người cao kiến nhất và xứng đáng hưởng  quả vị Phật, tức người đã Giác ngộ. Tâm tức Phật là thế.

Một khi bạn đã hiểu tâm mình và tâm người, tất cả những ngôn từ khác là bằng thừa, vì mọi lý luận trên đời này chẳng qua là cũng chỉ để cố gắng mô tả bạn và vũ trụ này mà thôi. Vậy thay vì bạn cố gắng hiểu mình và vũ trụ bằng những lý luận bên ngoài đưa vào, tức tiệm giáo, mà có khi bạn học cả đời hay đọc hàng ngàn cuốn sách…cũng chưa ngộ lý nổi, bởi vì bạn sẽ bị chìm trong đại dương tri thức của người khác, thì bạn chỉ cần quay vào để chiêm nghiệm trong chính bạn và một khi bạn trực ngộ ra bạn thì nghĩa là bạn đã nắm cả vũ trụ trong tay rồi, con đường này gọi là Đốn giáo. Kiến tính thành Phật là vậy.    

B- Con đường thực hành cũng đơn giản, đó là Thiền định và Cân bằng.

Thiền định để Tâm bạn thư giãn và nạp năng lượng. Bản chất của  Thiền là cân bằng tâm thức. Chúng ta dùng sự cân bằng tâm trí để cân bằng tâm thức. Khi tâm thư giãn (thiền) đến mức rỗng suốt, trí bạn không dao động (định) thì trí tuệ bạn sẽ được phát sinh từ trong siêu thức của bạn. Nhiều công năng mới của trí huệ bạn sẽ xuất hiện và bạn sẽ biết được nhiều thứ mà trước đây chưa từng biết. Thật ra mọi thứ đều có sẵn ở đó từ lâu nhưng chỉ vì bạn chưa khai mở được tiềm năng nên ánh sáng bị che lấp mà thôi, nay mây bị thổi đi, mắt sáng hơn ta sẽ thấy được chân lý mà ta chưa từng được thấy. Như thế là thiền định sẽ trao cho bạn quyền năng của sự sáng suốt và đi kèm theo đó là sự sáng tạo.

Đến lượt bạn đem cái sự sáng suốt ấy để nhận biết mọi sự trong vũ trụ và ứng dụng vào cuộc sống của bạn. Nguyên tắc của việc ứng dụng là mọi thứ trong vũ trụ phải được nhìn nhận và đối ứng một cách cân bằng, chính sự sáng suốt sẽ giúp ta phân tích từng việc và biết cách cân bằng thế nào với môi trường một cách tốt nhất, và chính sự phán xét của nhân – quả sau đó sẽ mang lại số phận chúng ta.    

C-  Về ảnh hưởng đối với xã hội thì bạn thấy đó, theo những gì phân tích ở trên thì Thiền giáo hầu như không liên quan gì đến đức tin cả. Bạn có thể tin vào bất cứ cái gì, bạn có tôn giáo bất kỳ nào cũng đều không có sự trở ngại, nếu không muốn nói là thiền còn có lợi cho mọi tôn giáo, bởi vì rất nhiều tôn giáo khác nhau đều sử dụng đến thiền qua các tên gọi khác nhau, ví dụ mạc khải, khải huyền, thông giao, thông thiên, thiên giao cơ bút…đều là các cách thức riêng của thiền.  

Như thế các bạn dù là ai, dù bạn có tôn giáo hay không, theo tôn giáo nào, giàu hay nghèo, người bình thường hay nhà chính trị, nhà trí thức, có tu hành hay không … thì cũng không có gì ngăn cấm chúng ta đến với thiền định cả. Thiền định, nếu không được cố tình đưa kèm vào tôn giáo, thì chỉ đơn thuần là sự khai sáng trí tuệ. Đã thuộc loài người thì ai cũng có khả năng trí tuệ (phật tính) y hệt như nhau, hãy vén bức màn vô minh để lấy ánh sáng trí tuệ vào trong tâm trí mình, các bạn sẽ có một cuộc đời thay đổi, thay đổi một cách căn cơ, có nền tảng khoa học và phù hợp với sự tiến hóa của cuộc sống thời đại.

D-  Thiền tông hiện đại ra đời với một mục tiêu cao cả, đó là kêu gọi mọi người, ở mọi tôn giáo, hãy cùng nhau dẹp bỏ cái tôi (bản ngã) cá nhân, cùng nhau hướng đến cộng đồng, cùng nhau tồn tại hòa bình và cùng nhau thay đổi. Chúng ta, gồm vô thần và hữu thần, mọi tôn giáo, mọi hệ ý thức, tư tưởng chính trị và xã hội… hãy nhìn thấy sự cần thiết của sự thay đổi, cấp tiến và hiện đại, thực tế hơn để hòa nhập dân sinh và mang lại lợi ích thực tế nhất cho cộng đồng.

Giáo lý Thiền tông hiện đại đi sâu vào chi tiết về việc phải làm sao để giải quyết sự khổ đau và bất bình đẳng một cách phù hợp nhất với hoàn cảnh xã hội. Chúng tôi mong bạn thông cảm nếu không bắt gặp hình ảnh của lý thuyết tôn giáo về thiên đàng, địa ngục hay các vị thần linh, cũng không trình bày sâu xa mọi lý thuyết tôn giáo vì những điều ấy các bạn đã được gặp hay nghe nói rất nhiều trong tôn giáo và kinh sách của tôn giáo bạn. Ngược lại các bạn sẽ bắt gặp khoa học trong tôn giáo và tôn giáo trong khoa học, những phân tích tỉ mỉ theo khoa học về sự sống hay bản tâm con người với những đồ hình 64 dạng tâm thức, những cấu trúc vũ trụ theo trực nghiệm nhà thiền như sóng xoắn, hấp dẫn sinh học, năng lượng âm, vũ trụ trạng thái và giải thích thế giới tâm linh… theo những cách có lẽ là rất mới đối với đa số chúng ta.

Tất cả mọi thứ đều được mô tả trong bộ sách Tâm Pháp được phát hành chính thức và đang tạo nên sự tranh luận trong xã hội của giới học giả và tôn giáo đến mức tác giả đã gặp phải sự đe dọa đến tính mạng. Các bạn có thể xem tham khảo sách bằng cách vào website anhatamvien.com, có cả bản tải về miễn phí.

icon gio hang 0