Kiến Thức

KHAI SÁNG 22: BẢN NGÃ

Chúng ta nên tìm hiểu vấn đề về bản ngã dưới cách nhìn khoa học, vì thế cũng phải nhắc lại những kiến thức cơ bản về liên kết vũ trụ, bởi vì những kiến thức này có liên quan đến nhiều vấn đề như bản ngã, tái sinh, linh hồn…

Thế giới vũ trụ được nhìn nhận dưới hai cách, độc nhất và phân chia: 

-Dưới dạng độc nhất nó là năng lượng thuần nhất nên vô hình. trống rỗng hình ảnh. Tôn giáo gọi đây là thể Không hay Thượng đế.
-Dưới dạng phân chia ta thấy xuất hiện mọi vật chất như tinh tú và những thứ ta thấy hay cảm nhận được xung quanh mình. 

Ta nhận thấy bằng mắt thường là thế giới luôn vận động như ngày chuyển sang đêm, mà muốn có sự vận động thì về mặt nguyên tắc phải có một sự kết nối để liên kết lực, giống như bánh xe thì phải kết nối với động cơ bằng dây truyền lực thì chiếc xe mới di chuyển, hay còn quả đất đang quay xung quanh mặt trời thì cần các tia lực hấp dẫn nối kết vậy. Để có thể kết nối thành một liên kết thì ta cần phải có hai điểm nối được với nhau và ta gọi đây là sự nhị phân. Cả vũ trụ này đang xuất hiện và vận động dựa trên vô số liên kết cơ sở như thế: không có sự liên kết thì sẽ không có thế giới.  

Ta bắt đầu áp dụng kiến thức này vào việc giải quyết vấn đề. Đầu tiên là trứng và tinh trùng của mẹ và cha gặp nhau do nghiệp duyên của họ, ta gọi là thụ tinh, đây là mối liên kết cơ sở đầu tiên, giống như mồi lửa đầu tiên mồi cho sự cháy bùng lên khởi đầu cho một kiếp sống mới. Tiếp theo là quá trình nhân đôi vô số lần nữa để dần dần tạo nên cơ thể hoàn chỉnh, tức là các liên kết mới được phát sinh dây chuyền, liên kết từ cái đã có với cái tạo thành sau đó: cơ thể chúng ta được tạo ra bởi liên kết giống y như quá trình tạo hình thế giới.   

Nếu xét  chi tiết hơn một chút, ta thấy quá trình ấy tập trung thành hai phần, đó là liên kết hóa sinh để tạo thành cơ thể vật chất qua mã di truyền AND và liên kết thông tin tâm thể để điều hành cơ thể sinh vật. Quá trình hình thành liên kết tâm thức dựa vào hoạt động xử lý thông tin của nhiều trạng thái tâm thức được lập trình sẵn trong cơ thể được tổ tiên truyền lại cho các thế hệ sau thông qua di truyền, qua đó tâm thức cha sẽ cộng với tâm thức mẹ để cho ra tâm thức con. Như thế tâm thức mỗi người đểu mang đầy đủ tâm thức cả cha và mẹ, và nếu cứ truy tiếp về quá khứ thì ta sẽ có tâm thức loài. Tâm thức loài nào thì mọi thành viên trong đó đểu có năng lực cơ bản là giống nhau, ta có bản ngã loài. 

Tuy nhiên, loài dù được trang bị đầy đủ các trạng thái tâm thức giống nhau nhưng năng lực hoạt động của các trạng thái ấy lại khác nhau trong một giới hạn nhất định đối với từng cá thể, và sự xử lý thông tin khác nhau ấy sẽ tạo kết quả khác nhau. Kể từ khi nhận kích thích đầu tiên trong bụng mẹ, các năng lực nhận thức, liên kết và xử lý qua thông tin sơ cấp rồi đến thứ cấp một cách không ngưng nghỉ. Sự phối trộn thông tin đa dạng tạo nên những kết quả đa dạng do đó tâm tính con người cũng đa dạng, đó là bản ngã cá nhân. Như thế bản ngã của chúng ta cũng chỉ là quá trình nối tiếp của các liên kết trong tự nhiên mà thôi. Đó là hoạt động tâm lý khách quan và cũng bởi vì tâm thức phát sinh là để điều hành cơ thể sống nên khi chúng ta chết thì bản ngã cũng sẽ kết thúc. 

Khi hiểu biết các vấn đề như thế chúng ta sẽ không còn hạ thấp vai trò của bản ngã. Chúng ta hiểu rằng nhờ bản ngã mà cuộc sống còn tồn tại được đến ngày nay: Nếu chúng ta không biết bản ngã sợ hãi chúng ta có thể bị thú dữ ăn thịt; nếu không có bản ngã chia xẻ và đoàn kết sẽ không sống bầy đàn để tạo nên sức mạnh tập thể trong đấu tranh và kiếm sống; nếu không có bản ngã yêu ghét ta không có cuộc sống di truyền và cuộc sống vô vị… vậy thì bản thân bản ngã chẳng phải tốt cũng chẳng phải xấu, nó chỉ đơn thuần là một trong nhiều động lực chi phối cuộc sống động vật mà thôi. 

Bản ngã tốt hay xấu là do quan niệm của chúng ta, đó là các vấn để cần nghiêm túc rạch ròi. Theo quy ước chung của xã hội được đồng thuận thì cái gì vì lợi riêng mà gây đến hại chung thì đó là xấu thì bản ngã cũng bị chi phối như thế. Nếu cái tính cách của bạn mà làm hại đến người khác thì là xấu, ví dụ tính ích kỷ keo kiệt bủn xỉn, còn nếu tính cách có lợi cho người khác, cho xã hội thì lại được tán dương khen ngợi, ví dụ lòng từ bi, thích giúp đỡ người gặp khó. 

Bởi vậy chúng ta cần nuôi dưỡng và phát huy những bản ngã tốt đẹp, ví dụ như lòng kiên trì nhẫn nại, ý chí quyết tâm, sống hy sinh vì người khác khi cần thiết, chăm chỉ trong làm việc, sáng tạo trong lao động.

Ngược lại chúng ta cần phấn đấu từ bỏ nhửng bản ngã xấu như sống ích kỷ bần tiện, tham lam quá độ, hại người khi muốn mưu lợi riêng cho mình, xảo trá, xảo ngôn, thâm hiểm... 

Mọi tính cách xấu hay tốt ấy đều nằm sẵn trong mỗi con người chúng ta. Nhờ sự hiểu biết và hành động của chính mình mà cái gì sẽ được thể hiện ra thành bản chất của bạn. Việc giáo dục ảnh hưởng rất nhiều vào việc xây dựng nên bản ngã, nhưng hầu như từ 20 tuổi trở đi thì bản ngã đã hình thành cố định, cho nên việc sửa đổi lúc này gần như phụ thuộc chủ yếu vào sự nhận thức của mỗi người. 

Bởi vì bản ngã sẽ ảnh hưởng đến hành động và suy nghĩ của bạn trong việc giao tiếp với cuộc sống, cho nên những thông tin mà nó tạo ra một phần sẽ đi vào tàng thức lưu trữ để truyền tiếp cho thế hệ sau này, tức con cháu hay cũng chính là tái sinh của bạn, ta gọi đây là nghiệp báo. Vậy muốn có nghiệp báo tốt hay xấu sau này thì cũng do chúng ta tự tạo dựng bản ngã xấu hay tốt ở kiếp này mà thôi.  

icon gio hang 0