Kiến Thức

KHAI SÁNG 3: NGUYÊN LÝ CÂN BẰNG 10 -> 14

10. Vũ trụ vĩ mô và vi mô

Chúng ta nhận thấy mặt trăng quay quanh quả đất là tâm. Quả đất và 7 hành tinh còn lại quay quanh mặt trời là tâm hay điện tử quay quanh hạt nhân nguyên tử là tâm chính là các minh chứng về quy luật dao động cân bằng trong tự nhiên.

Nếu ta bắt đầu từ sự hình thành của vũ trụ. Vũ trụ không có điểm đầu, không có điểm cuối do chúng luôn được sinh ra và hủy diệt liên tục. Vì vậy chỉ có sự chuyển đổi liên tục giữa các hình thái là năng lượng và vật chất hữu hình.

Các hành tinh, các thiên hà quay quanh lẫn nhau vòng vòng theo các quỹ đạo đa chiều. Vì thế không thể có sự vũ trụ đang giãn nở mãi mãi như các kết luận khoa học gần đây– đây là do cách quan sát vũ trụ của chúng ta  bằng các thiết bị (như kính viển vọng…) mà các thiết bị này (dù đặt trên mặt đất hay trên vệ tinh) lại đang di chuyển theo các quỹ đạo cong, nên kết quả là hình ảnh vũ trụ bên ngoài nhận được sẽ luôn chạy hướng ra xa mãi. Chúng ta có thể quan sát một gương cầu lồi gắn trên một cái xe đang chạy thì sẽ thấy rõ điều này, nếu là vật hoặc ta di chuyển dù theo đường thẳng hay cong theo bất kỳ phương chiều nào thì ảnh nhận được trên gương luôn là đường cong và chạy ra ngoài rìa gương. Điều này nghĩa là nếu ta quan sát bất kỳ vật thể nào trong vũ trụ thì ta đều thấy chúng chạy ra rìa vũ trụ, tức giãn nở, vì những thứ ta thấy đều chỉ là ảnh, là thứ đối xứng của vật thật mà thôi. Đây là ví dụ đầu tiên ứng dụng tính đối xứng trong quan sát vũ trụ. 

11.Khi quan sát trong không gian hẹp, ví dụ quan sát mặt trăng từ trái đất thì thấy mặt trăng đang quay quanh trái đất của chúng ta theo dạng tròn (enlip).  Nhưng trái đất lại quay xung quanh mặt trời rồi mặt trời lại quay theo quỹ đạo riêng của nó, tiếp theo là ngân hà, thiên hà… lại cũng đang quay quanh quỹ đạo riêng của mình, nên phương chiều quay là đa chiều nếu nhìn vào tổng thể các quỹ đạo vũ trụ. Vì thế nếu đứng ở mặt trời quan sát mặt trăng thì lại thấy nó di chuyển khác, theo đường xoắn ốc. Có khi chúng ta vừa chạy ra khỏi vị trí nào đó theo một phương trong một thời gian dài, thì quỹ đạo của đại vũ trụ nào đó chỉ cần nhích một chút xíu theo phương ngược lại là chúng ta đã di chuyển trở về chỗ vừa xuất phát. Điều này nghĩa là chúng ta cứ dao động quanh nơi cân bằng là tâm của một vòng tròn (hoặc hình cầu), tức vec-tơ tịnh tiến = 0. 

12.Các hành tinh và thiên hà di chuyển liên tục trên quỹ đạo riêng và đổi chỗ cho nhau cho tới một lúc nào đó, tại một giao điểm quỹ đạo nào đó sẽ xảy ra việc có một sự tụ tập đủ một lượng lớn vật chất tới hạn thì tất cả sẽ tự sụp đổ bởi trường trọng lực của chính nó. Vật chất biến mất vì được chuyển hết sang dạng năng lượng, hệ quả là lực hấp dẫn của vật chất cũng biến mất tại điểm đó. Điều này nghĩa là vật chất được tạo thành khi năng lượng bị phân chia nhị phân nhưng khi bị tập hợp thống nhất (do điều kiện nào đó) thì sẽ quay lại hình thái ban đầu tuân theo luật bảo toàn. Đây chính là sự chuyển vật chất sang năng lượng hợp nhất mà nhà bác học Enstein mô tả, một hình thức của tính không trong phật giáo và vô vi trong đạo giáo. 

13.Trong trường hợp trường hấp dẫn biến mất như thế, Photon (ánh sáng) sẽ không còn môi trường để truyền đi tiếp (hay phản xạ) nên cũng bị hòa tan năng lượng của mình vào khối năng lượng này, thế là một hố đen được tạo thành. Chúng ta cần biết rằng ánh sáng không có vận tốc riêng. Ánh sáng truyền đi trên môi trường sóng hấp dẫn giống như sóng âm thanh là dao động truyền trong không khí; sóng biển do dao động truyền của nước vậy. Không có sóng hấp dẫn thì không có ánh sáng. Và vận tốc 300 000 km/s là vận tốc truyền của sóng hấp dẫn. Hạt photon ánh sáng giống như hạt bèo trôi trên sông với vận tốc 300 000 km/s vậy. Hạt ánh sáng photon là hạt năng lượng thuần túy, nên nó có tính chất đơn cực, hợp nhất, vì thế không thể tạo thành vật chất có khối lượng được; do không là vật chất có hình thể nên nó không bị ảnh hưởng bởi không gian và thời gian, nghĩa là những điều kiện để nảy sinh vận tốc, tức một trong những đơn vị đo lường của thế giới vật chất hữu  hình. Vấn đề này có thể sẽ gây tranh cãi vì hiện nay khoa học luôn luôn cho là ánh sáng có vận tốc riêng. Nhưng lý thuyết của tôi sẽ giải thích được tại sao vận tốc ánh sáng không bị ảnh hưởng bởi thuyết tương đối của Enstein cùng nhiều câu hỏi khác.  

14.Kết quả có một sự tập hợp năng lượng khổng lồ tại một điểm gọi là lỗ đen. Tới điểm cực đại nào đó, lỗ đen này phải nổ tung, phát tán năng lượng trở lại vào vũ trụ. Việc bắn ra và di chuyển ra xa sẽ làm giảm mức năng lượng từ từ. Năng lượng này lại bắt đầu tụ hợp lại để tạo thành vật chất. Thế là thiên hà mới, hành tinh mới… lại bắt đầu một chu kỳ mới, để cho đến khi có một sự tập hợp khác, một sự nổ tung khác sẽ diễn ra. Đó là một quá trình liên tục, mọi lúc, mọi nơi trong vũ trụ bao la này. Và đây chính là quá trình nhị phân, do sự mất đối xứng xảy ra trong chính cái lỗ đen, để tái tạo mọi sự, đó cũng là nguồn gốc của quá trình tạo ra cân bằng mới. 

icon gio hang 0