Kiến Thức

KHAI SÁNG 4: NGUYÊN LÝ CÂN BẰNG 15 -> 22

15.Khi năng lượng vũ trụ được bắn ra từ vụ nổ lỗ đen và nguội đi để bắt đầu quá trình co rút lại thành từng nhóm vật chất. Việc co rút này nhờ một lực đặc biệt xảy ra bên trong hạt nhân, lực này có tính co rút (tính hút) các phần tử cùng loại, khoa học gọi đó là lực tương tác mạnh. Lực tương tác mạnh này lớn đến mức nó có thể thắng cả lực điện tích. Đầu tiên, nó co rút năng lượng tạo thành một số hạt hạ nguyên tử có khối lượng. Đến lượt các hạt hạ nguyên tử co rút lại tạo thành một số hạt cơ bản trong nhân nguyên tử. Rồi các hạt cơ bản này (notron và proton) lại co rút lại thành hạt nhân nguyên tử. Rồi vật chất tạo thành lại co rút với nhau nhờ cái mà ta gọi là lực hấp dẫn. Có một hệ quả là sau khi khối năng lượng to lớn rút lại thành vật chất, có một “khoảng trống”  tạo thành trong không gian. Thế là có một phản lực (lực đối xứng) được tạo ra theo định luật bảo toàn cân bằng năng lượng và vật chất. Lực đó người ta đang nghi ngờ là lực phản hấp dẫn vật chất – tương ứng với nó là vật chất tối. Phản lực này đang giữ vai trò điều hòa tạo sự ổn định của vũ trụ. Nếu không có phản lực hấp dẫn này, có lẽ trái đất đã dính vào mặt trời, mặt trăng đã dính vào trái đất vì tác dụng của lực hấp dẫn và điện tử mang điện tích âm đã dính chặt vào hạt nhân mang điện tích dương trong nguyên tử rồi (vì nguyên tắc hai điện tích trái dấu sẽ hút nhau). Vì thế ta có thể nói tổng lực tương tác hạt nhân mạnh là lực tương tác hấp dẫn và là đối lực với lực phản hấp dẫn. Như vậy vật chất và lực hấp dẫn, lực phản hấp dẫn xảy ra đồng thời, giống ngọn đèn đang cháy và tỏa ra ánh sáng vậy. Không có cái này sẽ không có cái kia. 

16.Nguyên nhân của tính chất co rút (tính hút) là: sự co rút năng lượng để tái tạo vật chất cũng phải theo một tác động quy luật, đó là các nhóm năng lượng cùng loại mang tính dương, sẽ kết lại với nhau, sự kết lại theo kiểu cộng hưởng của một loại sóng đặc biệt ta tạm gọi là: SÓNG XOẮN vì trong khoa học hiện nay chưa có tên gọi tương ứng. Sóng xoắn là một loại sóng dao động theo kiểu xoắn lò xo, chúng tạo ra khối lượng và ngược lại. (Các thứ sóng không mang khối lượng như ánh sáng– mang tính âm- khi dao động sẽ là dạng sóng phẳng hình sin). Trong một khối năng lượng lại luôn có nhiều dạng sóng xoắn khác nhau ở cường độ, bước sóng, góc xoắn, tần số…(với số đo tính theo số nguyên). Chỉ các sóng nào có cùng tần số và góc xoắn… sẽ kết hợp cộng hưởng được với nhau, co rút vào nhau để tạo thành các hạt hạ nguyên tử tương ứng. Các hạt siêu cơ bản này tiếp tục kết hợp lại cũng theo nguyên tắc cộng hưởng xoắn tạo thành hạt nhân, rồi nguyên tử, rồi phân tử và cuối cùng tạo thành vật chất tương ứng với loại sóng xoắn của nó.

17.Với mỗi bước sóng khác nhau ta sẽ có quang phổ khác nhau và từng nguyên tố tương ứng. Tất cả điều này giải thích sự khác nhau cơ bản giữa các nguyên tố và sự khác nhau về tính chất, quang phổ mỗi nguyên tố, cũng như kết luận rằng sóng hấp dẫn của vật chất và tương tác mạnh là dạng sóng xoắn – nên nó có tính chất luôn hút.

18.Rồi cũng từ tính chất là luôn co rút của lực hấp dẫn có được từ sự xoắn của sóng, từ chính trong nó đã phát sinh một lực phản hấp dẫn đối lập- giống như một lò xo khi bị lực nén vào sẽ có khuynh hướng đẩy ngược trở ra, co rút càng mạnh thì phản lực càng lớn. Đó là lý do các ngôi sao gần mặt trời sẽ quay nhanh hơn ngôi sao xa mặt trời. Chúng phải quay nhanh hơn để tạo lực ly tâm mạnh hơn thì mới cân bằng được lực hấp dẫn của mặt trời hút nó-nếu không sẽ dính vào mặt trời rồi; (lực hấp dẫn tỷ lệ thuận với khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai vật thể- định luật). Tương tự điện tử nào càng gần hạt nhân nguyên tử thì quay phải càng nhanh để lực ly tâm cân bằng lực hút hướng tâm do tác động lực hút điện tích.  

19.Tóm lại lực hạt nhân mạnh, lực hấp dẫn và phản hấp dẫn đều được tạo ra từ dao động xoắn. Dao động xoắn chính là dao động tròn xoắn với tâm cân bằng ở giữa tạo thành một trục tâm giống trục của một cái lò xo. Dao động này khác với dao động ngang với tâm cân bằng là trục thẳng của hình sin phẳng. Dao động xoắn có tính co rút cô đặc năng lượng để tạo thành khối lượng, nghĩa là tạo ra vật chất hữu hình. Dao động ngang là hình thái truyền tải năng lượng và có khả năng mang truyền thông tin. Dao động xoắn không chỉ hiện diện trong thế giới vi mô, mà trong đại vũ trụ, tất cả các hành tinh, thiên hà đều di chuyển theo các quỹ đạo xoắn trôn ốc.   

20.Các dạng sóng điện từ như ánh sáng, là sóng của hạt phi khối lượng, thì sơ đồ dao động là sóng hình sin phẳng với trục là một đường thẳng. Còn các dạng sóng của hạt vật chất có khối lượng (như sóng hấp dẫn…) thì dao động theo hình sin tròn xoắn như cái lò xo, dao động quanh trục là đường thẳng xuyên tâm lò xo. 

21.Ánh sáng là sóng điện từ, việc lan truyền đi trên môi trường sóng hấp dẫn là bởi có mối liên hệ giữa sóng ngang và sóng xoắn, cả hai sóng có cùng trục cân bằng trùng nhau và bước sóng cũng trùng nhau- tức đỉnh và đáy sóng trùng nhau. Điều này tạo ra bước sóng ánh sáng truyền đi trong môi trường hấp dẫn của nguyên tố sắt sẽ khác với nguyên tố hydro. Vì thế quang phổ ánh sáng của sắt và hydro khác nhau. Tương tự cho mọi nguyên tố khác. Phân tích quang phổ ánh sáng của một ngôi sao chúng ta sẽ biết trên ngôi sao đó có những nguyên tố nào là dựa vào tính chất trên.

 22.Từ phép cân bằng của Tâm pháp ta cũng có thể giải thích hầu hết các vấn đề trong vũ trụ, như sự hình thành hành tinh, quỹ đạo của hành tinh, cấu tạo của nguyên tử, cách thức di chuyển nhảy quỹ đạo để đến bất kỳ nơi nào trong vũ trụ một cách nhanh nhất, di chuyển nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng, công nghệ biến nguyên tố này thành nguyên tố khác bằng cách thay đổi độ xoắn của sóng xoắn…

Có rất nhiều vấn đề chỉ có thể giải thích bằng sự nhìn nhận từ Tâm pháp, ví dụ tại sao vận tốc ánh sáng không phụ thuộc vào thuyết tương đối; tại sao hai hòn bi bằng nhau, được thả cùng độ cao, thì thời điểm thả rơi và tiếp đất là như nhau, cho dù một hòn bằng thép (nặng) và hòn kia bằng bông (nhẹ)…và cuối cùng để đưa ra một kết luận là: lý thuyết tương đối cũng chỉ là…tương đối.   

icon gio hang 0