Kiến Thức

KHAI SÁNG 7: NGUYÊN LÝ CÂN BẰNG 32 -> 34

32.Xã hội: cũng giống như nó bao trùm hết thế giới tự nhiên; tính chất dao động cân bằng cũng là yếu tố bao trùm hết mọi hoạt động của xã hội loài người. Nếu chúng ta biết giữ cân bẳng trong các hành động và suy nghĩ thì cuộc sống thường tốt đẹp, an lành. Chúng ta thường tạo ra yếu tố cân bằng bằng cách hoặc là đứng hẳn về một bên của sự đối lập, cố gắng không tạo ra các duyên nhân quả, tức triệt tiêu các nguyên nhân sinh ra đối lập là cân bằng mềm; hoặc là sống đối nghịch với bên còn lại một cách tương xứng để tạo ra cân bằng cứng. Tất cả mọi lời khuyên từ cổ chí kim của các bậc thánh nhân đều nhấn mạnh sự cân bằng. Tất cả mọi thành công và phát triển xã hội đều cần sự cân bằng. Đó là Tâm pháp.

Chúng ta thấy rõ vấn đề này trong quan hệ thế giới hiện nay. Người ta thành lập các khối đồng minh (hợp tác kinh tế và quân sự), kẻ yếu phải dung hòa vào kẻ mạnh để tạo ra cân bằng mềm nội bộ. Rồi sau đó khối này sẽ tìm cách phát triển cho ngang bằng với khối kia để tạo ra cân bằng cứng. Hai trạng thái cân bằng này là tất yếu để tất cả cùng tồn tại và thúc đẩy xã hội phát triển; giả sử chỉ cần các khối lớn hợp nhất, lập tức sự đổ vỡ khác sẽ xuất hiện trong nội tại khối đó ngay, để rồi lại tạo quá trình phân chia và hợp nhất mới. Lịch sử tôn giáo, chính trị, xã hội loài người đã có vô số ví dụ. 

33.Chính trị: Nếu một xã hội mà mất quân bình – sẽ xảy ra rối loạn xã hội. Vì vậy giai cấp lãnh đạo hay người lãnh đạo chính quyền phải biết đạo quân bình mà trị nước. Xã hội công bằng (chứ không phải cào bằng), các chênh lệch, mâu thuẫn phải được hóa giải, mọi yếu tố tạo nên xã hội phải cân đối hài hòa thì sẽ thuận lòng dân, đất nước, xã hội sẽ hòa bình, chế độ đó sẽ tồn tại lâu dài và ngược lại. Nhìn vào sự phát triển xã hội của một quốc gia chúng ta có thể đánh giá về những hành động của chính quyền quốc gia đó. Nếu một quốc gia mà lợi ích người dân sống thoải mái thì tức chính quyền đó lãnh đạo tốt, hợp lòng dân và được người dân bảo vệ. Ngược lại, dân tình ca thán, nghèo khổ triền miên, bạo động và nhiều tệ nạn thì cũng là do chính quyền đó quản lý điều hành không đúng đạo. Do vậy nếu là cá nhân chúng ta hãy nhìn vào xã hội của mình đang sống để tìm kiếm thấy sự mất quân bình và quân bình, từ đó có cách ứng xử tương xứng. Nghĩa là chúng ta phải biết tình hình xã hội, dù là lĩnh vực kinh tế hay chính trị, chúng ta phải có cái nhìn dự đoán để quản lý được công việc làm của chính mình sao cho phù hợp với những gì đang và sẽ xảy ra để mang lại lợi ích nhất cho mình. Đó là tâm pháp.        

34.Kinh tế: Nếu kinh tế mất mà quân bình- sẽ thất bại và nghèo đói. Vì thế, xây dựng nền kinh tế phải phát triển đồng đều. Điều phối hợp lý và phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và cơ duyên, cho dù đó là kinh tế một quốc gia hay một gia đình cũng vậy. Trong công việc làm ăn của chính mình, chúng ta luôn phải chú trọng sự quân bình trong từng công việc, từng quan hệ, từng lời nói và hành động. Chúng ta phải hài hòa lợi ích của ta với khách hàng; giữa ta và xã hội. Sự tham lệch một bên chắc chắn sẽ có sự chống lại từ vế bên kia. Khi ta làm lợi ích cho xã hội, chắc chắn xã hội sẽ đền đáp lại. Nếu ta làm cho nhiều người có ích lợi thì xã hội sẽ cho ta lại đủ, thậm chí nhiều hơn cái mà ta cho đi.

Với đối tác kinh doanh như là các bạn hàng, nếu bạn mang lại lợi ích cho đối tác về lợi nhuận thu được hay lợi ích sản phẩm thì chắc chắn họ sẽ ủng hộ và hợp tác, lợi ích sẽ đến với ta sau đó.

Nếu bạn là người chủ, hãy quan tâm đến cuộc sống của nhân viên mình. Bạn sẽ được họ biết ơn, hợp tác chân thành và như vậy thành công sẽ đến với bạn.  

Nếu bạn muốn hợp tác hùn hạp kinh doanh, bạn phải rõ ràng các khoản thu và chi, chứng minh được cho người ta biết lợi ích kinh tế khi hợp tác với mình thì chắc chắn bạn sẽ nhận được sự ủng hộ. Trong việc hợp tác sự giữ gìn uy tín là rất quan trọng. Chắc chắn nguồn lực xã hội sẽ đến với doanh nghiệp của bạn- và đó là sức mạnh khổng lồ. 

Với người tiêu dùng là mục tiêu cuối cùng, trước khi kinh doanh hay sản xuất cái gì bạn cũng phải nghiên cứu nhu cầu của họ, mong muốn của họ để mà đáp ứng. Giá trị sử dụng, giá cả sản phẩm luôn cần chú ý vì rất quan trọng với họ.

Trong kinh doanh bạn phải biết được khi nào cần hành động khi gặp thời, khi nào cần dừng lại khi lỡ vận. Cần biết khả năng và điều kiện của chính bạn so với môi trường xung quanh và vận dụng hợp lý cơ hội. Ngay cả sự kiên nhẫn đợi chờ cơ hội cũng là bạn đang biết vận dụng tâm pháp.

Với bất kỳ xã hội nào cũng đều có nhu cầu xã hội cơ bản, nếu bạn biết sáng tạo để tìm ra nhu cầu đó và biết cách đáp ứng nó thì chắc chắn bạn sẽ thành công vì bạn đang biết cách áp dụng tâm pháp. 

Nếu bạn làm giàu hay thăng tiến bằng cách không chính đáng thì chắc chắn một ngày mai thành quả bạn tạo dựng cũng tự ra đi- đó cũng chính là tâm pháp

Làm giàu bằng Tâm pháp là bao gồm cả việc siêng năng chịu khó, sáng tạo, biết cho và biết nhận, biết tự tạo cơ hội cho chính mình và khi nào cần thay đổi. Chứ nếu bạn chỉ đơn thuần chịu khó lao động vất vả thì đủ ăn cũng là tốt rồi.

Khi bạn cho đi tức là bạn sẽ được nhận lại, đó là sống bằng tâm pháp

Khi bạn co rút mọi thứ về mình, bạn có thể cũng giàu được một lúc, nhưng rồi mọi thứ cũng sẽ tự ra đi theo luật phản lực, đó là làm nghèo bằng tâm pháp.

Quản lý được sự cân bằng giữa thu và chi cũng chính là làm việc theo tâm pháp. Hãy luôn làm mọi việc phù hợp với khả năng tài chính của mình ngay trong thời điểm hiện tại và để dành một khoản dự trữ phòng khi bất trắc.

Làm kinh tế với cái Tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh, tâm sáng tạo như thế thì công việc sẽ được hanh thông và bền vững vì đó chính là làm theo Tâm pháp.

icon gio hang 0